Mùng 1-2 Tết, phụ nữ không được phép ra ngoài nhà khi đoàn chúc chưa đi hết các nhà trong bản.

Mùng 1-2 Tết, phụ nữ không được phép ra ngoài nhà khi đoàn chúc chưa đi hết các nhà trong bản.

(HBĐT) - Với người Dao ở bản Ngọc Lâm, xã Cao Răm (Lương Sơn, Hòa Bình), Tết bắt đầu từ 20 tháng chạp. Các nhà sẽ lần lượt tổ chức ăn uống và mời người thân, họ hàng đến chung vui.

 

Gia đình thầy mo Lây ở bản Ngọc Lâm làm Tết hôm 22 tháng chạp. Vì là bữa cơm quan trọng tổng kết năm cũ để đón năm mới về nên gia chủ phải chuẩn bị chu đáo từ đồ cúng đến nghi thức mời ông bà tổ tiên.

Suốt gần hai tiếng, ông Lây cùng bốn thầy mo khác "rì rầm" cúng thông báo kết quả lao động sản xuất suốt năm qua và mời bề trên về. Người cúng không nhất thiết phải đứng mà có thể ngồi theo các hướng.

Thông thường mỗi gia đình phải mời ít nhất 3 thầy cúng (nhiều là 5) tới giúp. Thay cho tiền vàng mã, người Dao cắt những tờ giấy màu vàng, bạc thành từng thỏi và "triện" dấu lên đó. Cúng xong, nhà chủ sẽ đốt những thỏi vàng, bạc ấy đi rồi dọn mâm mời mọi người ăn.

Năm nay làm ăn không thuận lợi nên trên mâm cúng nhà ông mo chỉ có gà và miếng thịt lợn luộc, bánh dày. Nhà nào có điều kiện hơn sẽ cúng bằng hai thủ lợn. Do nặng về nghi thức cúng nên các gia đình phải luân phiên làm Tết sớm. Các nhà sẽ xem ngày, hợp ngày nào sẽ chọn làm Tết ngày đó. Nếu các hộ ăn cùng một hôm sẽ không nhờ được ai cúng giúp.

Theo Bí thư chi đoàn xóm, anh Lý Hữu Thanh (con rể ông Lây), mâm cơm Tết nhất thiết phải có món bánh dày giã bằng tay, thịt gà và thịt lợn luộc. Các loại thịt, lòng, gan được thái nhỏ, trộn đều và dồn vào miếng lá chuối lớn gọi là cỗ lá.

Giải thích cho mâm cỗ toàn thịt, anh Thanh bảo cả năm vất vả lao động và chỉ có ngày Tết mới được ăn ngon. Mâm cơm đầy thịt cũng là mong ước cho một năm mới đủ đầy và sung túc của người dân.

Hôm 30 Tết, mâm cơm thắp hương của các nhà chỉ có thịt gà sống và không cúng. Anh Thanh cho biết thêm, trong đêm giao thừa, người Dao sẽ đốt đuốc xung quanh nhà. Đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chủ nhà sẽ cầm bó đuốc đi nhặt đá (khoảng 1-2 vốc) và lá cây tượng trưng cho đi hái lộc rồi mang về đặt dưới bàn thờ.

Theo phong tục của người Dao, suốt mùng 1 và mùng 2, phụ nữ không được phép ra khỏi nhà. Chỉ tới khi đoàn chúc Tết của cả xóm đi hết các nhà trong bản, họ mới được đi chơi.

Sang mùng 3, các gia đình quét hết rác, đá và lá nhặt trong đêm giao thừa ra ngoài rồi dùng những thỏi vàng, bạc bằng giấy màu đốt hơ bên trên. Việc này nhằm xin các cụ phù hộ năm mới may mắn làm ra nhiều của cải. Ngày này cũng là dịp thanh niên trong làng tổ chức giao lưu bóng chuyền, còn các cô gái rủ nhau học thêu thùa váy áo chuẩn bị cho Tết năm sau. Khoảng mùng 10 hoặc 15 tháng giêng, các hoạt động chơi xuân kết thúc, người dân sẽ trở lại với nương rẫy.

Trước Tết truyền thống, người Dao tổ chức hai sự kiện quan trọng, đám chay và Tết nhảy. Đám chay còn gọi là cấp sắc hay lễ trưởng thành thường diễn ra vào tháng 10 âm lịch. Mặc dù chi phí cho đám chay khá tốn kém, khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng với trâu, dê, ngỗng, gà, lợn và đôi chim bồ câu nhưng người Dao xem đây là nghi thức quan trọng, không thể bỏ qua.

Ngoài lễ cấp sắc, Tết nhảy cũng được xem là nét đặc sắc trong văn hóa của người Dao. Tết nhảy được tổ chức theo dòng họ và thường có định kỳ từ 7, 9 hoặc 12 năm mới có nhà làm lại. Ý nghĩa của Tết nhảy là dịp để người âm "múa kiếm luyện binh". Để thực hiện các màn múa mà, múa ra quân, múa thu quân suốt ba ngày ba đêm cần 6-7 người tham gia. Nếu năm nay đến nhà nào làm Tết nhảy thì nhà đó phải ăn Tết sớm nhất.

 

                                                             VnE

 

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục