Theo thông tin từ Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, sẽ có bốn thành viên của Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV này. 

Đó là Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng và Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng sẽ tham gia trả lời chất vấn của đại biểu.


Ngày 9-11, trong buổi gặp gỡ báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, năm nay, các nhóm vấn đề chính được đưa ra lựa chọn để chất vấn trên nghị trường, bao gồm tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông và tòa án.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tính đến ngày 2-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được 59 văn bản đề xuất của các đoàn đại biểu Quốc hội với 115 nhóm vấn đề, có 43 phiếu chất vấn của ĐBQH với 53 câu chất vấn các thành viên Chính phủ, và hơn 20 nhóm vấn đề tổng hợp được qua ý kiến ở nghị trường.

Theo chương trình của kỳ họp, phiên chất vấn sẽ kéo dài từ ngày 16 đến ngày 18-11.

Ở nhóm vấn đề về tài chính, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời các đại biểu về các vấn đề liên quan đến thuế, xử lý nợ đọng thuế, kiểm tra công tác xử lý thuế, giải pháp quản lý nợ công an toàn hiệu quả. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ trao đổi báo cáo thêm, đồng thời một số bộ trưởng có liên quan cũng sẽ phối hợp trả lời.

Ở nhóm vấn đề liên quan đến ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng trả lời về việc điều hành chính sách tiền tệ, bảo đảm sản xuất an toàn hiệu quả, hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được Nhà nước xử lý như thế nào… Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng tham gia trả lời các vấn đề có liên quan, cùng các bộ trưởng khác.

Ở nhóm vấn đề thông tin và truyền thông, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, nhất là về Chính phủ điện tử, về quản lý báo chí, truyền thông, xã hội hóa phát thanh truyềnh hình, các biện pháp hạn chế các thông tin xấu, độc, phản cảm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng làm rõ thêm các vấn đề liên quan, bên cạnh một số bộ trưởng như Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo…

Ở nhóm vấn đề liên quan đến ngành tòa án, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trả lời về các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành tòa án, tư pháp. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, các bộ trưởng Công an, Nội vụ, Tư pháp phối hợp làm rõ thêm…

Trong ngày 18-11, sẽ có nửa buổi dành cho Thủ tướng Chính phủ trả lời tất cả những vấn đề đại biểu chất vấn.

Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giao thông Vận tải sẽ không tham gia trả lời chất vấn lần này, bởi vì, theo Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời ở kỳ họp trước, sau đó Quốc hội đã ra nghị quyết, và hiện tại Bộ Y tế đang trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết này.

Đối với Bộ Giao thông Vận tải, Quốc hội cũng đã ra nghị quyết, và Bộ cũng đang trong quá trình thực hiện nghị quyết này. Đồng thời, Tổng thư ký Quốc hội giải thích, do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể mới nhận nhiệm vụ, mặc dù trước đây từng làm việc tại Bộ nhưng có thời gian đi cơ sở, cho nên cũng cần phải có thời gian để tiếp nhận thông tin mới.

 


                                                                                      Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục