(HBĐT) - Gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cho nảy mầm thành cây con. Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, cây con có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất. Nhược điểm là cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm cấp cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả.

Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian, cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.

Chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Cách làm như sau: cắt một khoanh vỏ dài 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới. Lưu ý chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm, thời vụ chiết khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu tháng 5 - 6. Vụ thu thì chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11.

Ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, để có được cây giống tốt, cầm làm tốt những công việc: trong sản xuất gốc ghép, giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam, quýt. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh. Trong tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép phải chọn cây mẹ ít nhất đã có 5 năm cho quả, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả ngon, đặc biệt không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 – 6 mắt ghép. Thời vụ ghép thuận lợi là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. Phương pháp ghép phổ biến là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. Khi cây có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40-60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng.

                                                                    B.M (tổng hợp)

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục