(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.



Người dân xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn mía tím chuẩn bị cho thu hoạch niên vụ 2023.

Những ngày này, người dân xã Nam Phong bắt đầu vào vụ thu hoạch mía tím niên vụ 2023. Với việc áp dụng giống mía mô, chất lượng cây mía ở Nam Phong đã được nâng lên, cây to, dóng dài, mềm và đậm vị. Giá bán tại vườn từ 8.000 - 9.000 đồng/cây, mía tím đang kỳ vọng mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình tại Nam Phong.
Đồng chí Bùi Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nam Phong có hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Từ nhiều năm nay, người dân gắn bó với cây mía. Mấy năm trở lại đây, với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, Nam Phong chuyển đổi từ giống mía truyền thống sang mía cấy mô đã nâng cao chất lượng cây trồng. Hiện nay, diện tích mía trắng và mía tím trên địa bàn xã đạt 385 ha. Hai năm nay, mía có giá bán tại vườn từ 8.000 – 10.000 đồng/cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với mỗi hộ có khoảng 5.000 m2 trồng mía tím có thể đạt thu nhập từ 120 - 160 triệu đồng/vụ.

Cùng với trồng mía, Nam Phong tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa một số cây ăn quả giống mới vào trồng đại trà. Ngoài ra, các hộ phát triển mô hình gia trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, nhiều hộ tận dụng lá mía phát triển nuôi trâu, bò thương phẩm và nuôi theo hình thức vỗ béo. Tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, đề án hỗ trợ của Chính phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đang xây dựng các mô hình sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Năm 2022, xã được phân bổ 340 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với nguồn vốn này, xã hỗ trợ 72 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm.

Đồng chí Bùi Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Việc triển khai thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ được tiến hành công khai, minh bạch. Các hộ được hỗ trợ đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và phải đối ứng vốn. Trong quá trình triển khai, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, thiết thực và có khả năng thực hiện được đối với nguồn nhân lực gia đình. Qua tuyên truyền, nhiều hộ đã chuyển biến nhận thức, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ và chịu khó lao động, sử dụng đồng vốn hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Chăm lo phát triển kinh tế, Nam Phong cũng tập trung nâng cao chất lượng đời sống người dân. Năm 2016, xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đang trên đà phấn đấu đạt các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao. Hệ thống y tế, giáo dục, giao thông trên địa bàn đã được quan tâm nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48 triệu đồng/năm theo chuẩn đa chiều mới; hộ nghèo giảm còn 72 hộ, chiếm 6,6%. 

Phương Linh

Các tin khác


Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tập huấn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023 đối với tiểu dự án 1 và tiểu dự án 3 của Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

"Cú huých" đổi thay ở xã vùng cao Quyết Chiến

(HBĐT) - Quyết Chiến là xã vùng cao huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km về phía Tây Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 2.000 ha; địa hình tương đối phức tạp với những dãy núi đá cao và bị chia cắt mạnh. Dải thung lũng dài, hẹp nằm ở giữa với những cánh đồng nhỏ là nơi tập trung đất sản xuất nông nghiệp của xã (chiếm khoảng 11,4% tổng diện tích tự nhiên). Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã (trên 83,28% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần ít núi đá không có rừng.

Huyện Cao Phong: Đáp ứng nhu cầu tiếp cận pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Trong buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi hội phụ nữ xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong), chị Triệu Thị Ngọc cùng hàng chục chị em đã được tuyên truyền, phổ biến một số nội dung chính của các Luật: Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình... Đây là hoạt động được lồng ghép thường xuyên trong mỗi đợt sinh hoạt của chi hội. Nhờ đó, những người như chị Ngọc đã nắm bắt được một số chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình.

Hội LHPN huyện Cao Phong: Sát cánh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Cao Phong có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên, phụ nữ (HVPN), nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế. Qua đó giúp chị em từng bước ổn định cuộc sống.

Phát huy vai trò tuyên truyền, thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND), nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi... Từ đó góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy KT-XH vùng DTTS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục