Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền  núi (viết tắt là Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc) giai đoạn I (2021 - 2025) đã đi được nửa chặng đường. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện từ nhiều năm, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh và được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện diện mạo, đời sống vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh.



Cơ sở hạ tầng KT-XH xã Vầy Nưa (Đà Bắc) còn nhiều khó khăn, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng giúp xã thoát nghèo.

Thực tế cho thấy, trong chặng đường đầu việc triển khai, thực hiện chương trình gặp không ít khó khăn, trở ngại; có những phần việc chưa thật sự thông, dẫn đến vướng mắc trong công tác giải ngân. Song với sự cố gắng, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đã giúp chương trình đạt được kết quả nhất định. Nhiều công trình thiết yếu đã được đầu tư xây dựng; nhiều mô hình, dự án phát triển KT-XH được triển khai; các lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp; lớp đào tạo nghề tổ chức đến tận thôn bản và nhiều phần việc thiết thực, ý nghĩa khác được thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Năm 2024 được xem là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch năm giai đoạn 2021-2025. Theo đó, UBND tỉnh xác định cần thực hiện tốt các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển KT-XH.

Để thực hiện hiện quả mục tiêu đề ra đến năm 2025 như: Thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm 2,5 - 3%, trong đó các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 4,5%. Phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hoá. 100% trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố. Xoá bỏ hoàn toàn nhà tạm, dột nát…

Thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn được giao, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao của Chương trình năm 2023, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện, không để xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường trao đổi, thống nhất để kịp thời tháo gỡ nội dung còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc được giao kế hoạch năm 2022, 2023 và các năm tiếp theo.

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan thường trực của chương trình) phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Đồng thời, tiếp tục đề xuất Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành T.Ư đối với các nội dung chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để có cơ sở tổ chức triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh bám sát địa bàn được phân công, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố tổ chức thực hiện phấn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được giao năm 2023.

UBND các huyện, thành phố tập trung lãnh đạo, thống nhất chỉ đạo, điều hành để tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc trong các tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024 - 2025 trên địa bàn. Xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là tiêu chí để đánh giá chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhất là đồng bào DTTS phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường, chú trọng phát huy những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo có hiệu quả trong đồng bào dân tộc. Tăng cường công tác giám sát và phản biện góp phần nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ; khuyến khích sự tham gia quản lý, giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình...


Bình Giang

Các tin khác


Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Huyện Yên Thủy: Trang bị kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 96 người có uy tín

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND huyện Yên Thủy luôn quan tâm thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần đối với người có uy tín và người thân của người có uy tín khi ốm đau, bệnh tật, qua đời. Thực hiện theo dõi việc cung cấp thông tin cho người có uy tín của UBND các xã, thị trấn, có đảm bảo số lượng và đối tượng thụ hưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục