(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.


Từ các chương trình, dự án hỗ trợ, nông dân xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) có thêm nguồn lực xây dựng mô hình trồng dưa chuột bao tử để tăng thu nhập.

Hưng Thi là một trong những xã vùng khó khăn của huyện với 90% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Theo định hướng của Phòng NN&PTNT huyện, từ năm 2017, một số cán bộ, đảng viên xã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để mở ra hướng thoát nghèo. Trong đó, mô hình trồng sả lai lùn mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp người dân địa phương thoát nghèo. Sả được trồng ở rìa đường, gò đồi, xen canh trong các vườn cây ăn quả. Hiện toàn xã nhân rộng trên 100 ha sả. Mỗi năm thu từ 5 - 7 lứa, sau khi trừ chi phí, người nông dân thu lãi khoảng trên 100 triệu đồng/ha.

Để làm tốt công tác dân tộc, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy quan tâm triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, nghị quyết, chính sách liên quan đến ĐBDTTS. Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo cho ĐBDTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, giúp các xã đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.

Ngay từ đầu năm, UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình. Chủ động phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án: Phát triển hạ tầng KT-XH; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo... Cùng với đó, các xã triển khai hiệu quả chương trình OCOP với nhiều sản phẩm chất lượng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Đến nay, toàn huyện có 17 sản phẩm OCOP (4 sản phẩm 4 sao, 13 sản phẩm 3 sao).

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, UBND huyện Lạc Thủy đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch triển khai các chương trình, dự án, quyết định phân bổ các nguồn vốn; tham mưu HĐND huyện ban hành nghị quyết triển khai thực hiện các CTMTQG, ưu tiên vùng ĐBDTTS và miền núi còn khó khăn; giao các phòng, ban, ngành, UBND xã, thị trấn triển khai thực hiện các tiểu dự án thuộc CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi với tổng kinh phí 8.711 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, huyện đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Dự án 1, Dự án 4 nguồn vốn năm 2023. Thời điểm này, có 17 công trình với tổng kinh phí phân bổ 8 tỷ đồng đã được bàn giao mặt bằng và khởi công xây dựng.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, các chương trình giảm nghèo, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS, hỗ trợ người nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho vùng đồng bào DTTS... tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả.

Theo đồng chí Bùi Văn Hơn, Trưởng phòng Dân tộc huyện, những năm qua, Huyện ủy, UBND Lạc Thủy đã lãnh đạo hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách chăm lo, phát triển vùng ĐBDTTS. Các ngành chức năng của huyện cùng các xã, thị trấn tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi gắn với chương trình khuyến nông vùng ĐBDTTS. Nhờ đó, bà con phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tích cực phát triển kinh tế. Xuất hiện nhiều gương điển hình trong học tập, công tác, lao động sản xuất, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Tính đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 72,43 triệu đồng/năm, khu vực nông thôn đạt 60,11 triệu đồng/năm.


Thu Hằng


Các tin khác


Trang bị kiến thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Giám sát phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn giám sát của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 03) đối với BTV Huyện ủy Yên Thủy.

Xã Nam Phong cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục