(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều bà con dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Yên Thủy phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo.


Nhờ vốn chính sách, gia đình bà Bùi Thị Thiện, xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã phát triển chăn nuôi, trồng rừng để vượt lên khó khăn.

Xã Phú Lai có tổng dư nợ tín dụng chính sách hơn 21,5 tỷ đồng, với trên 400 hộ vay vốn. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt gần 5 tỷ đồng, cho 128 lượt hộ được vay vốn. Xã có trên 1 nghìn hộ dân, tỷ lệ hộ DTTS chiếm trên 80%. Hiện bộ mặt nông thôn của xã có nhiều đổi thay tích cực, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Hiện nay, xã tập trung xây dựng xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Theo lãnh đạo xã cho biết, có được những kết quả đó có vai trò quan trọng của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH.

Đến xóm Rò, xã Phú Lai, đưa chúng tôi đi thăm một số hộ dân đã và đang sử dụng vốn chính sách hiệu quả, bà Bùi Thị Ân, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Rò chia sẻ: "Trước đây, đời sống của người dân trong xóm rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập chủ yếu đến từ trồng ngô, lúa. Từ khi được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH, bà con đã có vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, mà còn vươn lên khá giả". Đến nay, tổ do bà Ân quản lý có dư nợ 3,1 tỷ đồng với 59 tổ viên. "Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách mà số hộ nghèo trong xóm đã giảm nhiều. Những năm gần đây, bà con chủ yếu vay các chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, vốn nước sạch và môi trường nông thôn, cho vay giải quyết việc làm. Những đồng vốn này tiếp tục giúp bà con phát triển kinh tế, xây dựng NTM ngày càng khang trang hơn”, bà Ân cho biết thêm.

Gia đình bà Bùi Thị Thiện (dân tộc Mường) là một trong những hộ nghèo đã có bước phát triển kinh tế nhanh, nhờ được vay vốn từ NHCSXH. Bà Thiện chia sẻ, trước đây, hoàn cảnh khó khăn nên thu nhập phụ thuộc vào các con của bà đi làm ăn xa, chứ chưa có vốn để đầu tư chăn nuôi. Năm 2020, được vay 100 triệu đồng vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình bà đã đầu tư nuôi bò sinh sản và trồng rừng, đến nay, kinh tế được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, gia đình bà đã làm được ngôi nhà mới khang trang. Bên cạnh vốn cho vay hộ nghèo, gia đình bà Thiện còn được NHCSXH huyện Yên Thủy cho vay 20 triệu đồng nguồn vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ở xóm Rò, ngoài gia đình bà Thiện còn nhiều hộ khác cũng thoát nghèo nhờ vốn chính sách. Có thể kể đến như hộ chị Bùi Thị Thư, sau khi vay vốn chính sách đã đầu tư nuôi bò, hiện trả hết nợ ngân hàng và thoát nghèo. Theo lãnh đạo NHCSXH huyện Yên Thuỷ, không chỉ bà con DTTS ở xã Phú Lai, mà nhiều hộ ở các xã khác đã và đang được vốn chính sách đồng hành trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. Trong 8 tháng năm 2023, gần 94 tỷ đồng vốn chính sách đã được giải ngân cho hơn 2 nghìn hộ vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Yên Thuỷ đạt hơn 412 tỷ đồng/ 10.527 khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, thông qua vốn chính sách đã có 330 lao động được tạo việc làm, trên 1.900 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hộ gia đình được xây dựng. Qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng NTM của địa phương.


Viết Đào


Các tin khác


Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Lạc Sỹ: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi thay

(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.

Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tập huấn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023 đối với tiểu dự án 1 và tiểu dự án 3 của Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

"Cú huých" đổi thay ở xã vùng cao Quyết Chiến

(HBĐT) - Quyết Chiến là xã vùng cao huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km về phía Tây Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 2.000 ha; địa hình tương đối phức tạp với những dãy núi đá cao và bị chia cắt mạnh. Dải thung lũng dài, hẹp nằm ở giữa với những cánh đồng nhỏ là nơi tập trung đất sản xuất nông nghiệp của xã (chiếm khoảng 11,4% tổng diện tích tự nhiên). Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã (trên 83,28% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần ít núi đá không có rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục