(HBĐT) - Làng vạn chài gần chân cầu Hòa Bình 3 thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) có 72 hộ với 247 nhân khẩu. Những gia đình sống tại đây lênh đênh trên sông nước, cuộc sống khá vất vả. Công việc chủ yếu của họ là đánh bắt cá, tôm sông tự nhiên và nuôi cá lồng.  




Cư dân làng vạn chài quanh năm sống trên những ngôi nhà bè, mọi hoạt động đều diễn ra trên những ngôi nhà nổi này.



Vì sống trên nhà nổi nên phương tiện di chuyển chính của họ là những chiếc thuyền nhỏ đi lại và mưu sinh.



Người dân làng chài cắt cỏ nuôi cá.



Từ môi trường sông nước đã rèn luyện trẻ em làng chài khả năng bơi lội.



Nguyễn Xuân Sơn 
(Lớp Báo ảnh K39, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các tin khác


“Ngôi nhà thứ hai”của học sinh vùng hồ Mai Châu

(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (xã Tân Thành) là ngôi trường nằm ở địa bàn vùng hồ khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Đường xa cách trở, lại bộn bề gian khó khi nằm giữa mênh mang sông nước nhưng suốt nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ học sinh vùng hồ. "Ngôi nhà thứ hai” không chỉ là nơi ghi dấu tình thầy - trò mà còn là nơi đám trẻ vùng hồ học cách tự lập, là nơi nuôi dưỡng những ước mơ xanh.

Đường về Thung Mặn

(HBĐT)-Từng là một thung lũng biệt lập, bốn bề núi cao dựng đứng. Có những người suốt cả đời phải cúi đầu nhìn xuống bàn chân, đạp lên đá tai mèo, trèo lên đỉnh núi mà đi. Tuy nhiên, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, tuyến đường "xuyên núi, xuyên mây”, phá thế cô lập của vùng đất Thung Mặn, Thung Ảng, xã Hang Kia (Mai Châu) đã được xây dựng, xóa đi những câu chuyện buồn về sự chia cắt, mở ra cho đồng bào dân tộc Mông ở Thung Mặn một con đường mơ ước, thênh thang đi về phía trước.

Diện mạo mới trên quê hương Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp với những vùng kinh tế đang chuyển động mạnh của các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình và TP Hà Nội, được quy hoạch nằm trong vùng động lực của tỉnh. Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh. Dưới đây là một vài hình ảnh về KT-XH huyện Lạc Thủy.

Nữ cán bộ công an học tập sáu điều Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Trung úy Hà Thị Thủy, cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Mai Châu là cán bộ nữ tận tâm, tận lực với công việc. Không phải gốc dân tộc Mông, nhưng do sinh sống, gần gũi, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào nên Trung úy Thủy được người Mông trên địa bàn coi như người con của bản. Học tập sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt chồng chị đã hy sinh trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy nên Trung úy Hà Thị Thủy luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những ước mơ còn dang dở của chồng, đó là hết mình vì Nhân dân phục vụ, giữ bình yên cho bản làng...

Sắc màu thổ cẩm dân tộc Thái xã Nà Phòn, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Thổ cẩm từ bao đời nay là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung, xã Nà Phòn nói riêng. Từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa tinh hoa hương sắc núi rừng. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các mẹ, đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng... Những tấm vải thổ cẩm hiện diện trong đời sống của người dân tộc Thái đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục