(HBĐT) - Nhờ sự giúp đỡ của các “mạnh thường quân”, 2 trong 3 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã được tu sửa, thay thế sàn mới trong niềm vui khôn xiết của bà con…

 

Tháng 8/2016, trong lần về tìm hiểu sự xuống cấp của một số cầu treo dân sinh ở xã Phú Lương (Lạc Sơn), chúng tôi ái ngại trước những nhịp cầu bằng tre, gỗ chắp vá với không ít những khoảng trống tử thần. Lần trở lại này, hình ảnh rệu rã của cây cầu treo xóm Giang mấy tháng trước nay không còn. Thay vào đó, sàn cầu đã được thay thế bằng những tấm thép chắc chắn.

Anh Bùi Mạnh Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Việt Thương là người đã kêu gọi các cá nhân, tổ chức quyên góp sửa cầu. ảnh chụp tại cầu treo xóm Rẽ, xã Phú Lương (Lạc Sơn).

Bà Bùi Thị Hanh, người dân xóm Giang đang giặt chiếu dưới sông Bưởi không giấu nổi niềm vui, khoe với chúng tôi: “Năm nay, mọi cái đều vui, nước chiêm dậy sớm nên sau Tết là bắt tay vào làm mùa ngay được. Phấn khởi nhất là cầu treo đã được sửa chữa, đi lại an toàn hơn, làm mùa màng cũng thuận lợi, con cháu đi học không phải đưa đi, đón về như trước nữa”.

Với ông Bùi Văn Biền, xóm Giang, là thương binh mất 83% sức lao động thì niềm vui đó nhân lên nhiều lần. Nhà ông Biền nằm gần đầu cầu treo xóm Giang, do mặt cầu xuống cấp nên 3 năm trở lại đây, ông Biền không dám đi xe qua cầu (xe ba gác) nếu không có người hỗ trợ. “Cứ sửa mãi nhưng ván tre không bền, được vài hôm lại hỏng vì lưu lượng người qua lại nhiều. Có vài trường hợp, cả trẻ con và người lớn đi không quen nên rơi xuống sông. Gia đình tôi có 2 cháu đi học qua cầu, một đứa học lớp 4, một đứa học mầm non nên người nhà phải đưa đón hàng ngày. Bây giờ thì yên tâm rồi, đêm ngủ cũng không giật mình tỉnh giấc nữa”, ông Biền chia sẻ.

Thường xuyên qua lại trên cầu, anh Bùi Văn Biên, xóm Bãi, xã Phú Lương đã chứng kiến không ít trường hợp người bị ngã hoặc không dám qua cầu. “Vì sàn cầu làm bằng tre nên chông chênh lắm, xe mà chở nặng một chút là các thanh tre bị xô lệch, lọt cả bánh trước rất nguy hiểm. Bây giờ được sửa lại như thế này tốt quá, chúng tôi chở phân bón ra đồng hay chở nông sản về nhà sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không phải đi đường vòng nữa”, anh Biên bày tỏ.

Cùng chung niềm vui với xóm Giang, trước đó, vào tháng 9/2016, cây cây cầu treo của xóm Rẽ, xã Phú Lương được thay thế sàn cầu tương tự. Đây cũng là cây cầu có vai trò rất quan trọng trong đời sống dân sinh vì kết nối một số xóm của xã Phú Lương với đường tỉnh lộ 436 và xã Gia Mô (Tân Lạc). Để có được niềm vui đó, người dân nơi đây rất biết ơn doanh nhân Bùi Mạnh Ly, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Việt Thương, một người con của xóm Báy, xã Phú Lương đã đứng ra kêu gọi sự quyên góp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân.

Anh Ly cho biết: “Nhiều lần đi qua thấy cầu xuống cấp, việc đi lại khá nguy hiểm nên tôi đứng ra vận động các cá nhân, tổ chức tu sửa lại cho bà con. Nhận được sự giúp đỡ của CLB doanh nhân họ Bùi ở Hà Nội cùng các tổ chức nhân ái, nhà hảo tâm, trong năm 2016, ngoài 2 cây cầu của Phú Lương, chúng tôi còn tu sửa được cây cầu của xóm Trang, xã Gia Mô (Tân Lạc)”. Theo chia sẻ của anh Ly, chi phí mua vật liệu để tu sửa 3 cây cầu trên khoảng 100 triệu đồng. Còn việc sửa chữa có sự tham gia nhiệt tình của nhân dân các xóm.

“ở Phú Lương còn một cây cầu nữa xuống cấp trầm trọng, cần phải được đầu tư xây mới nên chúng tôi không tu sửa. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục lựa chọn một số cây cầu khác để kêu gọi hỗ trợ tu sửa lại cho bà con”, anh Ly cho biết thêm.

Niềm vui đã đến với người dân ở xóm Giang và xóm Rẽ. Bà con ở xóm Băn cũng mong muốn có được niềm vui tương tự vì cây cầu có tuổi đời  trên 30 năm của xóm hiện đã qua rệu rã.

                                                                                  Viết Đào

 

Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục