(HBĐT) - Đầu năm tôi cùng gia đình du xuân, vãn cảnh đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội), được hòa chung niềm tự hào của người dân nơi đây về một di tích quốc gia đặc biệt với bề dày lịch sử lâu đời. Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng…



Quang cảnh đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội).

Đền thờ hai vị liệt nữ, anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. 

Trong khuôn viên rộng 129.824 m2, từ cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... đều được trang hoàng rực rỡ với sắc hoa tươi thắm. Được biết, dịp Tết năm nào, người dân Mê Linh cũng dành những phần hoa đẹp nhất do chính gia đình trồng để cung tiến, trang hoàng cho đền. Những ngày lễ, Tết, người dân địa phương luân phiên lên đền quét dọn, sắm sửa cùng nhà đền, dâng lên những thức quà quê mộc mạc, ý nghĩa…

Ông Nguyễn Ngọc Liêm, Trưởng Ban Quản lý di tích đền Hai Bà Trưng cho biết: Đền Hai Bà Trưng đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1980. Ngày 29/8/2002, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án đầu tư, quy hoạch, tôn tạo và xây dựng khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh trên diện tích gần 13 ha.

Di tích đền Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc nên đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Ngày 4/1/2022, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 07/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.

Cứ mỗi dịp lễ, Tết hàng năm, người dân trong huyện và khu vực lân cận tề tựu tại đền Hai Bà Trưng để báo ơn công lao của hai Bà. Lễ hội chính được diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng, ngày hội chính vào mùng 6 tháng Giêng. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên tại đền không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần lễ dâng hương. 

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân địa phương, qua đó, những giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Không chỉ phục vụ tín ngưỡng tâm linh, với diện tích rộng, đền Hai Bà Trưng còn là địa điểm cho du khách thăm quan, cắm trại, tổ chức trò chơi. Nơi đây cũng là địa điểm chụp kỷ yếu, giáo dục truyền thống, lịch sử cho bao thế hệ học sinh trên địa bàn huyện Mê Linh. 

 Hồng Duyên


Các tin khác


Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục