(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Dần, theo lời mời của một người bạn, tôi lại có dịp đến với Quảng Ninh. Không giống những chuyến đi khác, lần này chúng tôi chọn một địa điểm du lịch tâm linh, vừa để vãn cảnh và cũng là dịp để cầu sức khỏe, bình an cho năm mới. Chùa Ba Vàng, địa điểm nhiều năm nay được đánh giá là điểm đến yêu thích, có sức hút đặc biệt với du khách trong và ngoài tỉnh.


Du khách viết những điều ước dải đỏ, sau đó treo lên cây nguyện ước tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với ý nghĩa gửi gắm những mong muốn về sức khỏe, tài lộc, bình an.

Chùa Ba Vàng nằm tại phường Quang Trung, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh). Tọa lạc trên núi Thành Đẳng, cách trung tâm thành phố Uông Bí gần 5km về phía Bắc. Xuất phát từ thành phố Hạ Long, chúng tôi chỉ mất hơn 1 giờ đồng hồ để lên đến nơi. Sau khi gửi xe ở bãi gửi xe chung của chùa, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá ngôi chùa nổi tiếng này.

Bước qua cổng chùa, leo hết các bậc cầu thang men theo những hòn đá lớn nhỏ, một không gian chùa rộng lớn mở ra trước mắt. Vừa vãn cảnh chùa, bạn Hoàng Minh Hiếu, phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long vừa giới thiệu: Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) được xây cách đây 300 năm, từ năm Ất Dậu 1706 triều Vua Lê Dụ Tông do vị sư tổ đầu tiên khai sáng là Đại thiền sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác. Chùa Ba Vàng là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất, đó là tòa Đại Hùng Bảo Điện đạt kỷ lục Việt Nam kể từ ngày 9/3/2014. Khi đến chùa Ba Vàng, điểm đầu tiên thường được du khách và phật tử lựa chọn là tầng 2 chính điện, vừa để lễ Phật đồng thời chiêm ngưỡng sự rộng lớn và bao la của nơi đây. Trên các bức tường của tòa chính điện cũng được chạm khắc nhiều hoa văn tinh tế, đặc biệt là bức tranh tường khổ lớn từ 6 - 30m2, miêu tả cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra đến lúc đi tu, đắc đạo và truyền giáo.

Sau khi lễ Phật, tôi theo chân một số bạn trẻ đến tại khu nguyện ước. Khu này nằm giữa hậu cung chính điện và Nhà thờ Tổ chùa Ba Vàng và được chia làm hai. Một bên dành cho nguyện ước công danh, bên còn lại là khu nguyện ước hạnh phúc. Ở đó, những điều ước được viết vào những dải đỏ và treo lên cây nguyện ước với ý nghĩa gửi gắm những mong muốn về sức khỏe, tài lộc, bình an. Cũng như nhiều du khách đến đây, tôi cũng đã viết lên đó những ước nguyện của mình trong năm mới, cầu cho sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi và gia đạo bình an. Ngay cạnh đó là nơi Nhân dân, phật tử đến rất đông để xin thỉnh những lời dạy của Đức Phật. Để xin lời Phật dạy, du khách sẽ hướng lên tháp thờ Xá Lợi Phật đọc bài khấn. Sau khi xin lời Phật dạy, du khách có thể đi tiếp đến nơi thờ Xá Lợi Phật để đảnh lễ kim thân Ngài.

Đến với chùa Ba Vàng, có lẽ không thể bỏ qua những địa điểm check-in tuyệt đẹp. Chị Bùi Thị Vân Anh, một du khách từ huyện Kim Bôi (Hòa Bình) cho biết: Năm nay đã là năm thứ 5 liên tiếp tôi chọn chùa Ba Vàng làm địa điểm du xuân, lễ chùa đầu năm. Sau khi hành lễ, tôi nhất định phải lưu lại những bức ảnh đẹp với các điểm như: Cây cầu vàng uốn lượn giữa núi Thành Đẳng, 4 mô hình Thân - Thọ - Tâm - Pháp được thiết kế với những kiểu dáng và nguyên vật liệu khác nhau. Ngoài ra, tiểu cảnh gia đình hổ khu vực ngã 7 gần tôn tượng Phật Di Lặc, tiểu cảnh Hoa sen tại cổng Tam Quan), câu đối tại khu vực đàn lễ Dược Sư tại sân chính điện cũng là những tiểu cảnh rất đáng để du khách lưu lại kỷ niệm. Tất cả đều mang màu sắc tươi vui và không khí xuân ngập tràn.

Những ngày đầu xuân Nhâm Dần, chùa Ba Vàng rất đông du khách về dâng hương. Các đoàn khách thường chia nhau thành nhiều nhóm nhỏ, tránh tụ tập quá nhiều người tại một khu vực để tránh lây lan dịch bệnh. Để thuận tiện cho du khách, chùa bố trí 7 bãi gửi xe, mỗi điểm đều có phật tử hướng dẫn, điều phối và trông giữ. Đặc biệt, du khách về chùa thăm quan lễ Phật không cần trả phí gửi xe. Khắp nơi trong khuôn viên chùa có các điểm đặt bình lọc nước và các điểm phát lộc, đồ ăn miễn phí. Ngoài ra, nhà chùa cũng có những điểm khai báo y tế, phát khẩu trang cho du khách.

Khánh Linh (TTV)


Các tin khác


Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục