(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 15- CTr/TU ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong 5 năm (2017 – 2022), tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch.



Hiện, trên địa bàn xã Nà Phòn, huyện Mai Châu có nhiều điểm du lịch thu hút du khách. 

Hàng năm, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức đoàn công tác cho các thành viên đi học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch tại một số tỉnh, thành phố có du lịch phát triển như: Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… Đồng thời, tỉnh ưu tiên công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, nâng cao khả năng cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ làm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển khách, đặc biệt là tại khu du lịch hồ Hòa Bình và khu du lịch Mai Châu. Ưu tiên hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm du lịch tại các bản du lịch cộng đồng.

Trong 5 năm, Sở VH-TT&DT đã phối hợp với một số trường đại học, cao đẳng du lịch tổ chức 30 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch với 1.630 lượt học viên; trong đó có 6 lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn OCOP tại các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc.

Sở NN&PTNT tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng.

Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo một số lớp nghề hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay, các nhà hàng ẩm thực trên địa bàn một số huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng.

P.V

Các tin khác


Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục