Sau 5 năm tạm dừng hoạt động, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt-Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2025. Hằng ngày sẽ có 2 đoàn tàu mang số hiệu MR1 và MR2, xuất phát từ ga Gia Lâm (Hà Nội) tới ga Nam Ninh (Trung Quốc) và ngược lại.
Sau 5 năm tạm dừng hoạt động, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt-Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2025.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực hợp tác giữa ngành đường sắt hai nước, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và du lịch ngày càng tăng của nhân dân 2 nước sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, tàu MR1 sẽ xuất phát tại ga Gia Lâm lúc 21 giờ 20 phút và đến ga Nam Ninh lúc 10 giờ 6 phút ngày hôm sau. Ở chiều ngược lại, tàu MR2 xuất phát tại ga Nam Ninh lúc 18 giờ 5 phút và đến ga Gia Lâm lúc 5 giờ 30 phút ngày hôm sau. Hành khách sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh tại ga Đồng Đăng (Lạng Sơn, Việt Nam) và Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc).
Đặc biệt, từ ngày 27/5/2025, ngành đường sắt 2 nước sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến ga Bắc Kinh (Trung Quốc) và ngược lại. Cụ thể: Tàu xuất phát từ ga Gia Lâm vào 21 giờ 20 phút ngày thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần, đến ga Bắc Kinh Tây vào thứ Năm và Chủ nhật hằng tuần. Hành khách có thể mua vé đi tiếp đến nước thứ 3 bằng đường sắt tại các ga Liên vận quốc tế trên lãnh thổ Trung Quốc.
Tại Việt Nam, ngoài bán vé đi các ga Liên vận quốc tế trên lãnh thổ Trung Quốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam còn bán vé các chặng nội địa từ Ga Gia Lâm đến các ga: Bắc Giang, Đồng Đăng và ngược lại.
Về giá vé, chặng Hà Nội-Nam Ninh có giá khoảng 1 triệu đồng/vé/lượt, chặng Hà Nội-Bắc Kinh khoảng 9.378.000 VND/vé/lượt. Đặc biệt, trẻ em dưới 4 tuổi được miễn vé, từ 4 đến 12 tuổi được giảm 50% (mỗi người lớn được kèm 1 trẻ em), đoàn từ 6 người trở lên được giảm 25% giá vé.
Hiện, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức bán vé tàu liên vận quốc tế trực tiếp tại các ga: Hà Nội, Gia Lâm, Bắc Giang và Đồng Đăng.
Việc khôi phục hoạt động chạy tàu khách Liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt và mở rộng cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế bằng tàu hỏa, qua đó, góp phần thúc đẩy thương mại song phương, phát triển du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, tạo thêm lựa chọn phương tiện di chuyển an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và thân thiện với môi trường cho nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Hiện nay, việc đi lại bằng tàu liên vận quốc tế giữa 2 nước ngày càng thuận tiện và nhanh chóng, với quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh được thực hiện trực tiếp tại các nhà ga đường sắt quốc tế. Hành khách đi tàu liên vận quốc tế từ Việt Nam sang Nam Ninh (Trung Quốc) sẽ dễ dàng tiếp tục hành trình bằng hệ thống tàu cao tốc để đến tất cả các điểm trên lãnh thổ nước này, nhờ mạng lưới tàu tốc độ cao rộng khắp.
Để chuẩn bị cho việc chạy lại tàu khách liên vận quốc tế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã phối hợp các cơ quan chức năng như biên phòng, hải quan, y tế… hội đàm với chính quyền và các cơ quan chức năng Bằng Tường thống nhất các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra xuất nhập cảnh của hành khách trên tàu. Đồng thời, triển khai công tác chuẩn bị phương tiện và chỉnh trang nhà ga, tuyến đường để phục vụ hành khách một cách tốt nhất, thuận tiện nhất.
Việc tổ chức chạy tàu khách liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện căn cứ theo Hiệp định Đường sắt biên giới Việt-Trung ký năm 1992. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Đường sắt Trung Quốc tổ chức chạy tàu khách liên vận quốc tế giữa Hà Nội và Nam Ninh hằng ngày. Đường sắt hai nước kỳ vọng sản lượng khách đi tàu sẽ tăng mạnh sau khi khôi phục chạy lại đoàn tàu này do xu hướng đi du lịch bằng đường sắt của nhân dân hai nước và du khách quốc tế trong thời gian gần đây.
Theo Báo Nhân dân
Chiều tối 12/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam, với các sản phẩm tập trung vào du lịch sinh thái và bền vững gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh, du lịch lịch sử và văn hoá, du lịch biển và các sản phẩm độc đáo mới lạ, cao cấp, phù hợp với đặc trưng của thị trường châu Âu.
Đất Hà thành nghìn năm văn hiến có nhiều nơi để đi, nhiều điểm để đến. Song mỗi độ Xuân về, hay mồng một, ngày rằm hàng tháng và ngày 3/3 Âm lịch, Phủ Tây Hồ luôn tấp nập người dân, du khách đến vãn cảnh, thư giãn, cầu bình an và may mắn.
Trong bối cảnh nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia, du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng thông minh, bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Mở đầu dip nghỉ lễ bằng chuỗi sự kiện mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, du lịch Hòa Bình tiếp tục trở thành điểm đến được đông đảo du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn. Diễn biến thời tiết dịp 30/4, 1/5 thuận lợi cho du khách có hành trình khám phá và trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.
Đến với Cà Mau, trong tâm khảm luôn vang vọng câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu mà tuổi học trò từng được đọc trong sách giáo khoa:"Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó - Mũi Cà Mau” (Mũi Cà Mau - 1960). Để rồi, khi chạm vào Đất Mũi sau hành trình hơn 110 km từ thành phố Cà Mau yên bình, càng thấm thía hơn lời bài hát thân thương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp "Đất Mũi Cà Mau”: "Anh đến quê em đất biển Cà Mau/ Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát/ Về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi…".
Chuỗi khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phong phú, tập trung trên địa bàn TP Hòa Bình, các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, Lương Sơn…; một số dự án trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao đi vào khai thác đã tạo diện mạo mới, sức hút cho điểm đến du lịch Hòa Bình.