Những vùng quê nghèo nàn, heo hút, những xóm, bản của đồng bào Mường, Thái, Mông, Dao ở Hòa Bình có bước chuyển mình mạnh mẽ từ khi xây dựng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Du khách tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại điểm du lịch cộng đồng bản Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong).
Nằm ở vùng lõi của hồ Hòa Bình, trước đây, ngoài đánh bắt thủy sản và trồng rừng, người dân bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) không có nguồn thu nào khác. Chỉ đến khi doanh nghiệp vào thông qua chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, đồng hành, người dân bản địa mới bắt tay làm du lịch, cùng khơi dậy tiềm năng, thế mạnh vùng hồ.
Bản Ngòi là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường với hơn 100 hộ. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, người dân còn giữ được gần như nguyên vẹn nếp nhà sàn cổ, nhiều nét văn hóa truyền thống dân tộc Mường. Anh Bùi Văn Hiện, chủ homestay Chuông Gió tại bản Ngòi chia sẻ: Nhờ sự giúp đỡ của Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình, người dân bản Ngòi đã có sự thay đổi về tư duy, nhận thức. Một số hộ mạnh dạn cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư homestay đón khách và cung cấp dịch vụ ăn nghỉ, trải nghiệm đa dạng. Đến thăm bản, du khách thưởng ngoạn cảnh quan sơn thủy hữu tình của hồ Hòa Bình, vịnh Ngòi Hoa, tìm hiểu văn hóa của người Mường, tham gia các hoạt động chèo thuyền, câu cá, đánh bắt thủy sản.
So với các điểm DLCĐ khác trên địa bàn huyện Mai Châu và của tỉnh, DLCĐ Hang Kia, Pà Cò còn khá mới mẻ nhưng lại có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế. Sở dĩ Hang Kia, Pà Cò thu hút khách bởi bên cạnh yếu tố cảnh quan thiên nhiên, nơi đây bảo tồn nét văn hóa bản địa đặc sắc qua lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày. Các hộ làm DLCĐ tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng, làm mới các sản phẩm trải nghiệm như: chợ đêm văn hóa dân tộc Mông xã Pà Cò, dệt vải, nhuộm vải thổ cẩm, hái chè… và những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc.
Đến nay, DLCĐ Hòa Bình có bước phát triển mạnh theo hướng khai thác văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS), tập trung ở các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong. Trong đó, huyện Mai Châu có 8 điểm DLCĐ, gồm 6 điểm của dân tộc Thái, 2 điểm của dân tộc Mông; huyện Đà Bắc có 4 điểm của dân tộc Mường, 1 điểm của dân tộc Dao; huyện Tân Lạc có 4 điểm và huyện Cao Phong có 3 điểm của dân tộc Mường…
Theo đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hòa Bình là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc với khoảng 64% là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông. Những năm gần đây, DLCĐ được tỉnh khuyến khích phát triển. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, một số tổ chức phi chính phủ quan tâm hỗ trợ đồng bào DTTS xây dựng mô hình DLCĐ. Toàn tỉnh hiện có hơn 20 điểm DLCĐ, với gần 200 homestay hoạt động kinh doanh lưu trú và các dịch vụ du lịch khác, thu hút khoảng 1.000 lao động nghèo, người DTTS tham gia.
Không chỉ góp phần bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa, DLCĐ tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng các DTTS thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho du khách tham quan như: lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa, quà lưu niệm địa phương. Nhiều điểm DLCĐ của tỉnh đã xây dựng được thương hiệu, uy tín, được du khách trong nước, quốc tế yêu thích, như bản Lác - xã Chiềng Châu (Mai Châu); bản Mỗ - xã Bình Thanh (Cao Phong), xóm Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - xã Tiền Phong, bản Sưng - xã Cao Sơn (Đà Bắc)… nhờ sản phẩm du lịch không trùng lặp, mang bản sắc riêng, tạo trải nghiệm ấn tượng.
Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên nền tảng tiềm năng, thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, mô hình DLCĐ đang tạo hướng đi bền vững, từng bước thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân. Tỉnh định hướng phát triển DLCĐ gắn với nông nghiệp bền vững, bảo vệ tốt cảnh quan, môi trường sinh thái và lưu giữ những giá trị đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Vùng đồng bào DTTS không chỉ được đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất như hạ tầng giao thông, điện, thiết chế văn hóa…, mà còn thường xuyên được tập huấn nâng cao kỹ năng làm DLCĐ.
Bùi Minh
6 tháng đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Hòa Bình duy trì đà tăng trưởng tích cực. Toàn tỉnh ước đón trên 3 triệu lượt khách, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2024, thực hiện 62,2% kế hoạch năm.
Những năm gần đây, xã Hang Kia (Mai Châu) là điểm đến du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế nhờ khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Được xem là vùng lõi, trung tâm du lịch của huyện Mai Châu, xã Chiềng Châu hiện có 103 cơ sở lưu trú. Hàng năm, xã đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Theo Đại úy Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Công an xã Chiềng Châu, nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), nhất là phát huy vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nên trong nhiều năm qua, Chiềng Châu luôn là điểm sáng về bảo đảm ANTT nói chung và bảo đảm an ninh du lịch (ANDL) nói riêng.
Xóm Mỗ - bản Mường cổ ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong được công nhận điểm du lịch OCOP 4 sao năm 2024. Ba điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) khác cũng được chuẩn hóa, hàng loạt video quảng bá được thực hiện và hơn 100 người dân ở các huyện vùng cao được tập huấn tiếng Anh, kỹ năng đón khách… Chưa thực sự ấn tượng nhưng là dấu mốc cho thấy nỗ lực bền bỉ của các sở, ban, ngành. Trong đó, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) góp phần không nhỏ, đưa du lịch nông thôn từng bước trở thành ngành kinh tế bổ trợ cho vùng cao. Tuy vậy, vẫn còn đó những câu hỏi chưa lời đáp: Vì sao nhiều điểm đến vẫn chưa có tour, tuyến ổn định? Vì sao khách đến thưa, còn người dân thì chờ mà chưa dám kỳ vọng?
Từ một điểm đến hoang sơ, thác Trăng (Tân Lạc) đang trở thành điểm du lịch hút khách. Nhưng khi du lịch đang đà "cất cánh”, cũng là lúc bộc lộ những bất cập trong công tác quản lý. Giữa yêu cầu siết chặt quản lý từ chính quyền và mong muốn sinh kế của người dân, bài toán phát triển bền vững thác Trăng đặt ra nhiều thách thức.
Nếu ai đó muốn tìm một điểm đến cực chill để xóa tan những bộn bề, lo toan trong cuộc sống, hay để nạp năng lượng chuẩn bị cho một hành trình mới… hãy đến với hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể được ví như viên "ngọc lục bảo” ẩn mình giữa thiên nhiên núi rừng vùng Đông Bắc, đẹp đến nao lòng. Tôi đến hồ Ba Bể lần thứ nhất vào tháng 4/2015, dấu ấn đậm nét là hồ trong xanh mướt mắt, cảnh sắc nên thơ. Mười năm sau, cũng vào tháng 4/2025, tôi trở lại Bắc Kạn, đúng dịp tỉnh tổ chức lễ khánh thành dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Một lần nữa tôi được lênh đênh trên sông nước vùng hồ, ngắm cảnh thư giãn và nghe kể về truyền thuyết vùng hồ làm đắm say tâm hồn du khách.