Bà Bùi Thị Thủy (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm trong giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước?
Trả lời:
Điều 16, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường gồm:
- Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.
- Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
VH (TH)
(HBĐT) - Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Hải (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động (KLLĐ)?
(HBĐT) - Ông Nguyễn Hùng (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định số lượng người lao động (NLĐ) tham gia cuộc đối thoại như thế nào?
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Liên (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo bị xử phạt như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Liên (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Nam (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc sử dụng người lao động cao tuổi (NLĐCT) được quy định như thế nào?