(HBĐT) - Sở NN & PTNT vừa có công văn số 903/SNN – TT & BVTV, ngày 20/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại do bão số 2. Theo đó tính đến ngày 19/7 có 1.211,44ha cây trồng bị ngập, đổ, ngã do mưa, lốc, trong đó cây lúa hơn 707ha, cây hoa màu hơn 504ha. Diện tích bị thiệt hại tập trung ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao phong, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình.


Kết quả kiểm tra thực địa cho thấy đại đa số diện tích bị ngập đã rút hết nước ngày sau cơn bão. Diện tích bị ảnh hưởng, thiệt hại chủ yếu những nơi ven sông suối bị vùi lấp, dập nát, chỗ trũng có khả năng bị úng lâu ngày. Diện tích bị ngập nước hầu hết có khả năng phục hồi tốt. Để chủ động khắc phục những thiệt hại và đảm bảo tiến độ gieo trồng, đề nghị các địa phương và cơ quan chuyên môn chỉ đạo đối với diện tích lúa cấy bị vùi lấp, dập nát gây mất khoảng cần cấy dặm ngay và tăng cường chăm sóc. Những diện tích thường xuyên chịu tác động của mưa lũ không nên đưa vào kế hoạch gieo cấy mà chủ động chuyển đổi sang trồng cây khác phù hợp, tốt nhất là trồng các giống cỏ mới, có khả năng chịu nước để phục vụ chăn nuôi. Với diện tích ngập lâu ngày cần tranh thủ khi nước rút tiến hành rửa lá lúa kết hợp làm cỏ, sục bùn, bón phân thúc giúp nhanh hồi phục bộ rễ, đẻ nhánh sớm. Tập trung chăn sóc, bón thúc và theo dõi tình hình sâu bệnh cho lúa đã cấy. Những diện tích chưa cấy cần đẩy nhanh tiến độ, cấy xong trong tháng 7. 



         Đoàn công tác Sở NN & PTNT kiểm tra thực địa thiệt hại đối với cây trồng sau cơn bão số 2.

Đối với cây màu, tiến hành xới phá váng, vun gốc, bón bổ sung phân NPK đối với cây mía đang vươn lóng, ngô hè thu giai đoạn cây con bị đổ ngả, vùi lấp. Kết thúc gieo trồng cây màu hè thu trước ngày 15/5 và thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích đã gieo trồng. Với một số diện tích cây ăn quả bị ngập nước cần lưu ý thoát nước triệt để đến từng gốc, chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh thối rễ do nấm, bổ sung các chất vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng giúp bộ rễ nhanh phục hồi.


                                                                                                            Bùi Minh

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục