(HBĐT) - Dự báo từ nay đến cuối tháng 2/2018, nền nhiệt độ thấp với các đợt rét đậm, rét hại kéo dài có thể gây chết mạ nếu không được che phủ đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, bệnh lùn sọc đen nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Chính vì vậy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) khuyến cáo các địa phương ngay từ bây giờ cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa bệnh hại cho mạ xuân và lúa mới cấy.


Nông dân xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) chủ động che phủ nilon để bảo vệ diện tích mạ xuân trà muộn, đến cuối tháng 1/2018 sẵn sàng cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

 

Vụ xuân năm nay, dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng 15.600 ha lúa, trong đó mở rộng tối đa trà xuân muộn (trên 85% tổng diện tích gieo cấy), giảm trà xuân chính vụ (dưới 10%) và hạn chế thấp nhất diện tích trà xuân sớm (2 - 3%) nhằm đảm bảo cơ cấu sản xuất xuân muộn - mùa sớm - cây vụ đông, tạo thành chuỗi luân canh hợp lý cho cả năm. Như vậy, theo khung thời vụ đã được Sở NN &PTNT khuyến cáo, đến thời điểm này, một số xã vùng cao, vùng ven sông, suối, vùng chịu ảnh hưởng của lũ tiểu mãn và xả lũ sông Đà... đã cấy lúa xuân trà sớm và đang gieo mạ chuẩn bị cấy trà chính vụ, tổng diện tích lúa giai đoạn này khoảng 1.600 - 1.700 ha. Còn lại, đa số các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để gieo cấy trà xuân muộn, dự kiến xong trong tháng 2/2018. Về cơ bản, đến nay, các địa phương đều hoàn tất khâu làm đất, chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống, vật tư, đồng thời chủ động tích nước và điều tiết hợp lý để đủ nước phục vụ nhu cầu sản xuất sắp tới.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Trạm TT &BVTV các huyện, thành phố: Đến đầu tháng 1/2018, trên mạ xuân đã gieo bắt đầu xuất hiện một số đối tượng dịch hại như rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, bọ trĩ, trưởng thành sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ vũ hóa và đẻ trứng rải rác trên các trà mạ xuân sớm. Để kiểm soát nguy cơ phát sinh sâu bệnh hại, Trạm TT & BVTV khuyến cáo nông dân cần thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt chú ý các ổ bệnh đạo ôn, lùn sọc đen và hiện tượng nấm bệnh trên mạ. Trên những ruộng mạ đã xuất hiện bệnh, cần hủy bỏ ngay những luống bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi; đồng thời sử dụng đúng các loại thuốc để trừ bệnh, những ruộng bị nặng cần phun kép 2 lần, đảm bảo cây mạ sạch bệnh khi đưa ra ruộng sản xuất. Đối với diện tích lúa đã cấy, cần áp dụng các biện pháp phòng trừ để tránh lây lan thành dịch. Riêng những diện tích bị mất khoảnh do ốc bươu vàng và bệnh lùn sọc đen, cần tiến hành cấy dặm kịp thời để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT &BVTV lưu ý: Trong vụ xuân năm nay, bệnh lùn sọc đen hại lúa nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Bên cạnh đó, từ nay đến cuối tháng 2/2018 dự báo sẽ gia tăng thời gian và mức độ của các đợt rét đậm, rét hại nên có thể gây chết mạ nếu không được che phủ đúng kỹ thuật. Để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết và sâu bệnh hại cũng như để đảm bảo đủ lượng mạ cấy trong khung thời vụ tốt nhất, Chi cục TT &BVTV vừa có công văn đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công việc cần thiết trong thời điểm này.

Cụ thể, theo khuyến cáo của Chi cục TT &BVTV, người sản xuất cần chủ động xử lý hạt giống theo đúng quy trình kỹ thuật, sau đó che phủ nilon cho diện tích mạ để vừa chống rét, vừa hạn chế sự gây hại và truyền virus của tập đoàn rầy. Chú ý dỡ bỏ nilon trong những ngày thời tiết ấm hay nắng nóng, tránh để nhiệt độ môi trường trong khung mạ tăng cao gây chết mạ. Trước đó, các Trạm TT &BVTV đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy trình kỹ thuật gieo mạ đến nông dân. Đồng thời, tiến hành thu thập các mẫu giống lúa phổ biến tại địa phương (cả nguồn giống từ cửa hàng và nguồn giống tự để trong dân) để kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, hạt nhiễm bệnh, hạt chết do bệnh... Từ đó, chủ động hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Cùng với nỗ lực đảm bảo khung thời vụ và chất lượng gieo cấy tốt nhất cho lúa vụ xuân, các địa phương trong tỉnh đang tăng cường công tác thủy lợi, đảm bảo điều kiện tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung, từ đó phấn đấu đạt được những thành quả cao nhất trong vụ sản xuất quan trọng này.

 

Thu Trang

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục