(HBĐT) - Nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) về cơ khí, điện khí hóa, tự động hóa. Mỗi cuộc CMCN để lại những thành quả to lớn, là tiền đề cho những bước phát triển nhảy vọt. Giờ đây, nhân loại lại bước vào cuộc CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0). Đây được cho là cuộc CMCN sẽ làm thay đổi triệt để mọi mặt đời sống KT-XH toàn cầu. Năm mới, biết bao dự định, kế hoạch cho tương lai, trong đó cần suy nghĩ, tiếp cận CMCN 4.0 để đón bắt thời cơ, giảm thiểu tác động, hòa nhịp với thế giới.

Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chỉ thị số 16, ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 đã chỉ rõ: Đó là CMCN với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan toả của số hoá và công nghệ thông tin (CNTT). Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia, nhưng tạo ra tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống KT-XH, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.

Sản phẩm cam của HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi) được đóng thùng, dán tem thông minh trước khi bán ra thị trường.

Nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm. Từ đó, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ, tạo nhiều cơ hội cho khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, Internet… Song, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới, khu vực, nước ta sẽ phải đối mặt với thách thức, tác động tiêu cực. Cụ thể như sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm SX-KD; dư thừa lao động trình độ thấp làm phá vỡ thị trường lao động truyền thống…

Do những thay đổi mang tính cách mạng về KH-CN dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý Nhà nước, xã hội, phương thức hoạt động của doanh nghiệp. CMCN 4.0 cũng đặt ra thách thức đối với một số lĩnh vực. Đơn cử như yêu cầu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực CNTT; đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu; yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ tốt hơn trong thời đại số; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin... Chỉ thị số 16 chính là động thái của Chính phủ để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa lợi thế, giảm thiểu tác động tiêu cực của CMCN 4.0.

Tăng năng lực tiếp cận

Để tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 104, ngày 3/8/2017. Mục đích tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan QLNN các cấp. Tận dụng và đổi mới triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và CNTT. Bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, sẵn sàng đối mặt với thách thức, tác động tiêu cực. Không để tụt hậu về công nghệ, mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Giải pháp trọng tâm là tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng CNTT truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số, đảm bảo an toàn an ninh mạng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo CMCN 4.0. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ và phát triển các công nghệ sản xuất mới. Tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp... Xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành, địa phương phù hợp với xu thế CMCN 4.0. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, công nghệ sinh học, điện tử phục vụ việc xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, du lịch thông minh...

Khách hàng sử dụng phần mềm cài đặt trên điện thoại di động để truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng Thực phẩm sạch Hòa Bình, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Cuộc CMCN 4.0 đưa đến cả thời cơ và thách thức. Nhiệm vụ tăng cường năng lực tiếp cận đã được UBND tỉnh giao cụ thể cho các sở, ngành, địa phương. Đó là việc thúc đẩy phát triển hạ tầng, nhân lực CNTT; triển khai giáo dục KH-CN, kỹ thuật, toán học trong chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường giáo dục những kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của CMCN 4.0; đổi mới hình thức đào tạo, dạy nghề. Nghiên cứu, đề xuất chính sách giảm thiểu tác động tới thị trường lao động, an sinh xã hội. Rà soát quy hoạch phát triển KT-XH để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp xu thế phát triển và yêu cầu cuộc CMCN 4.0. Lựa chọn, đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh để tập trung đầu tư phát triển…

Cùng hành động

Những ngày áp Tết, các thành viên HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi) tất bật đóng các thùng cam đi tiêu thụ. Với cách tổ chức quản lý, sản xuất bài bản, khoa học, sáng tạo, sau 1 năm thành lập, HTX đã thành công đầy thuyết phục trong xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và xúc tiến thương mại. Mỗi quả cam bán ra đều được dán tem thông minh. Khách hàng chỉ cần cài đặt phần mềm như Agricheck trên điện thoại di động, khi soi vào tem sẽ hiển thị mọi thông tin về sản phẩm, từ vị trí sản xuất, giống cam, đến chỉ tiêu chất lượng… Khi đó, HTX cũng biết được sản phẩm đang được tiêu thụ ở đâu. Trong tương lai HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể tương tác với khách hàng và xa hơn là ứng dụng phần mềm để biết được cây đang thiếu chất gì hay thiếu nước…

Tiên phong trong ứng dụng CNTT, Sở Khoa học và Công nghệ đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản từ năm 2014, sử dụng chữ ký số từ đầu năm 2017. Điều này gúp giảm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả công việc và ở bất cứ đâu, thủ trưởng cơ quan cũng điều hành, quản lý được công việc qua mạng. Sở cũng đã chủ trì, phối hợp tổ chức thành công sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hội thảo chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phát triển KH-CN. Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thiện hồ sơ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm là thế mạnh của địa phương: bưởi đỏ Tân Lạc; cá, tôm sông Đà, Hòa Bình; chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong.

Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT, sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Công ty Điện lực Hòa Bình triển khai sáng kiến "Xây dựng Trung tâm điều khiển xã và TBA không người trực”, giúp giảm số lượng nhân viên vận hành. Qua đó, nâng cao năng suất lao động, độ tin cậy, an toàn và ổn định trong cung cấp điện, làm chủ công nghệ, tiến tới không phụ thuộc nhà cung cấp phần mềm của hệ thống. Viễn thông Hòa Bình đầu tư mở rộng mạng cáp quang, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phát sóng di động 4G đạt 100% kế hoạch. Kho bạc Nhà nước tỉnh sử dụng share chát nội bộ nhằm tăng cường hướng dẫn đơn vị cấp huyện xử lý kịp thời lỗi các chương trình ứng dụng, từ đó chủ động giải quyết công việc nhanh, hiệu quả. Sở NN&PTNT ứng dụng hệ thống Mapinfor, theo dõi, dự báo cháy rừng. HTX bưởi đỏ Đông Lai (Tân Lạc) dán tem lên quả và người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc. UBND huyện Cao Phong tạo điều kiện thành lập HTX Nông nghiệp số, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao. Phần mềm một cửa điện tử được triển khai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và kết nối đến 100% sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thúc đẩy CCHC, nâng cao tính công khai, minh bạch. Trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử quảng bá sản phẩm và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong quản lý SX-KD...    
                                                                                
                                                                          Cẩm Lệ

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục