(HBĐT) - "Rút kinh nghiệm từ mùa mưa lũ các năm trước, tính đến thời điểm này, xã Khoan Dụ đã hoàn thành công tác chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật lực và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất”, đồng chí Đinh Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) chia sẻ.



Người dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) thực hành diễn tập phương án phòng, chống thiên tai, lũ bão, di chuyển tài sản và nhân dân đến nơi tránh trú an toàn.

Với đặc thù là địa bàn nằm trải dài ở khu vực hạ lưu sông Bôi, hàng năm, nước sông dâng cao, Khoan Dụ đều chịu ảnh hưởng, ngập lụt phần lớn diện tích đất sản xuất cũng như ảnh hưởng đến giao thương, đời sống người dân, nhất là ở những xóm ven sông như Liên Hồng 1, Liên Hồng 2. "Xác định năm 2018 tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, khó lường, ngay từ đầu năm, Đảng uỷ, UBND xã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai. Trong đó, ngoài tập trung nhân lực, vật lực, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền đến các xóm và người dân để kịp thời nắm bắt, tổ chức thực hiện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra”, đồng chí Đinh Công Tiến cho biết thêm.

Cũng như Khoan Dụ, xã Yên Bồng là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động từ lũ sông Bôi khi nước sông dâng cao. Theo đồng chí Lê Thanh Thoả, Bí thư Đảng uỷ xã, khi nước sông Bôi dâng lên, toàn bộ các xóm ven sông như Đồng Bíp, Quyết Tiến, Tiền Phong... đều bị ngập, thậm chí có nhiều điểm ngập sâu từ 2 - 3m nước, gây nguy hiểm cho người dân. Trước thực trạng đó hàng năm, xã đều xây dựng kế hoạch và kiện toàn lực lượng phòng, chống thiên tai tại thôn xóm. Xã bố trí tại thôn xóm lực lượng cơ động gồm: dân quân, công an viên và thanh niên tại chỗ để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra cũng như giúp dân di dời đến nơi tránh trú an toàn.

Theo đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện Lạc Thuỷ: Đến nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành xây dựng phương án đảm bảo phương tiện, lực lượng, vật tư, hậu cần sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão năm 2018. Trong đó, huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn xây dựng, triển khai phương án bảo vệ an toàn các hồ, đập, kè, cống xung yếu. Đồng thời đôn đốc các xã, thị trấn kiểm tra các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống, ngập úng kéo dài để xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân. Triển khai thực hiện kế hoạch toàn dân tham gia làm giao thông, thuỷ lợi nhằm phát hiện, xử lý ẩn hoạ tại các công trình; tổ chức nạo vét kênh mương nội đồng, phát dọn bờ đập, khơi thông dòng chảy, tràn xả lũ; sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm.

Tính đến nay, toàn huyện đã huy động trên 47.000 ngày công tổ chức đào đắp, tu bổ, sửa chữa hàng chục km kênh mương thuỷ lợi; phát dọn 259.844 m2 mái đập, hệ thống kênh mương.

Theo đại tá Nguyễn Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện: Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện thường xuyên chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các xã, thị trấn chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước sông Bôi khi có mưa ở thượng nguồn. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí lực lượng dân quân thường trực ở cơ sở để khi có tình huống có thể điều động kịp thời. Đặc biệt ở những nơi có công trình trọng điểm sẽ bố trí lực lượng thường trực bảo vệ trực tiếp 24/24 giờ khi có lũ bão xảy ra. Bên cạnh đó, cơ quan Quân sự huyện đã tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã gắn với công tác phòng, chống thiên tai như trong diễn tập chiến đấu phòng thủ xã Cố Nghĩa năm 2017 và tới đây là diễn tập tại các xã: Lạc Long, Thanh Nông và thị trấn Thanh Hà. Qua diễn tập đã nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai từ cấp uỷ, chính quyền đến người dân.

                                                                                             Mạnh Hùng

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục