(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện khẩn ngày 16/8/2018, yêu cầu tập trung, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó với bão số 4. Công điện nêu rõ:

Theo tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia sáng sớm nay (16/8/2018),bão số 4 đã vượt qua bán đảo Lôi Châu và đi vào phía Đông vịnh Bắc Bộ. Hồi 04 giờ,vị trí tâm bão ở vào khoảng20,6 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách Móng Cái 210km, cách Thái Bình 320km, cách Vinh 450km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ),giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.Từ nay đến ngày 18/8/2018 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt).

Thực hiện Công điện số 38/CĐ-TW hồi 18h30’ ngày 15/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Để chủ động ứng phó với bão số 4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tập trung, khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 4, trên các phương tiện thông tin đại chúng; kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thông báo cho người dân để chủ động phòng tránh và kiên quyết sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tổ chức cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác các khu vực ngầm tràn, đường bị ngập sâu và nghiêm cấm vớt củi khi có lũ.

Đối với sản xuất nông nghiệp: Chủ động tiêu thoát nước đệm để chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu; các huyện, thành phố không tiêu tự chảy phải thực hiện bơm tiêu cưỡng bức chống ngập úng đô thị, dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

Đối với hồ chứa thủy lợi, thủy điện:

Hiện nay các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang tích đầy nước, để đảm bảo an toàn yêu cầu các chủ hồ đập: Triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn hồ chứa bố trí lực lượng thường trực tại các hồ để chủ động xử lý kịp thời khi có tình huống; Liên tục cập nhật tình hình, tính toán phương án vận hành và căn cứ thực tế để chỉ đạo vận hành phù hợp; Đối với hồ chứa xung yếu điều tiết hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; bố trí lực lượng thường trực tại các hồ để chủ động xử lý kịp thời khi có tình huống.

Kiểm tra, triển khai các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn các hệ thống đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục; Riêng các khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình thuộc tổ 26 phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình và Km3 đường 445, huyện Kỳ Sơn, thường xuyên theo dõi diễn biến lượng mưa, xả lũ hồ Hòa Bình, diễn biến các vị trí sạt trượt, có nguy cơ sạt trượt để chủ động phòng tránh.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Các trưởng đoàn được phân công phụ trách các huyện, thành phố trực tiếp xuống chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiện tai; thường xuyến báo cáo về Uỷ ban nhân dẫn tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tải và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các thôn, xóm thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão số 4; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thực hiện nghiệm túc các nội dung tại Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 02183.852.309.

PV(TH)


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục