(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều hộ dân ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hướng đi được đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 120 hộ nuôi với gần 800 đàn ong. Chất lượng mật ong đảm bảo, sản lượng tăng dần, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu "Mật ong Miền Đồi”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.


Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Đậu ở xóm Thăn Dưới phấn khởi cho biết: "Mùa đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm, cuối tháng 12 dương lịch vẫn có nắng ấm. Do đó, một số hộ nuôi ong vẫn có thể thu mật để cung cấp cho thị trường. Đây là năm đầu tiên gia đình tôi bắt tay vào phát triển mô hình nuôi ong lấy mật nên còn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn tận tình của các hộ nuôi ong trong xóm nên bước đầu làm thấy hiệu quả, thu về 60 lít mật, lợi nhuận đạt trên 10 triệu đồng. Chỉ là nghề phụ làm thêm cho thu nhập như vậy cũng tạm ổn".


Nghề nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân xã Miền Đồi (Lạc Sơn).

Tìm hiểu cho thấy, Miền Đồi hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nghề nuôi ong lấy mật như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng. Ngoài mùa đông, 3 mùa còn lại trong năm ong đều có thể cho mật giúp các hộ gia đình có thu nhập. Trong đó, cao điểm nhất là từ tháng 3 - tháng 7 dương lịch, thời điểm hoa nở rộ. Chính vì vậy, từ năm 2010 đến nay, nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành phong trào thu hút nhiều hộ dân trên địa bàn xã tham gia. Hiện nay, một số hộ đã phát triển mô hình nuôi ong với số lượng từ 30 - 40 đàn. Giá thành sản phẩm dao động từ 140.000 - 200.000 đồng/lít tùy từng thời điểm, lợi nhuận thu về khoảng 40 - 60 triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong phong trào nuôi ong ở Miền Đồi là hộ các ông: Bùi Văn Lương (xóm Báng), Bùi Văn Riểng (xóm Thăn Trên), Bùi Văn Mạnh (xóm Vôi Thượng)...

Tuy nhiên, sau thời gian phát triển "nóng”, vấn đề chính quyền xã trăn trở hiện nay là thị trường tiêu thụ. Hiện toàn bộ sản phẩm của người dân tiêu thụ tại thị trường tự do, bày bán tại các chợ vùng lân cận, chưa thực hiện được việc liên kết với các doanh nghiệp, công ty bao tiêu đầu ra sản phẩm. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi ong còn áp dụng kỹ thuật thủ công, chưa áp dụng KH-KT vào quá trình nuôi để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông Bùi Văn Khuỳn ở xóm Thăn Dưới cho biết: "Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Đối với mùa lạnh cần đặc biệt lưu ý việc che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, không để mưa thấm ướt vào thùng ong. Hiện nay, môi trường không khí khá ô nhiễm nên các đàn ong hay bị bệnh thối ấu trùng. Do đó, phải chú trọng việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho đàn ong. Ngoài ra, cần chú ý chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để ong hút mật. Công việc này thường làm trong đêm vì đàn ong đã về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột ngột. Bà con hiệnđã tích cực áp dụng kỹ thuật vào nuôi ong. Trước đây, việc thu mật được thực hiện bằng cách vắt mật từ bánh tổ ong, bây giờ sử dụng thùng để quay".

Trao đổi về định hướng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: "Trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ thành lập HTX nuôi ong lấy mật để tạo điều kiện cho các hộ dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong, hướng dẫn, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Bên cạnh đó, mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ vốn, giống, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tạo điều kiện quảng bá và giới thiệu liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu mật ong Miền Đồi trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".


Đức Anh


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục