(HBĐT)-Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 50 trại lợn tập trung. Trong đó, hầu hết là những trại lợn có quy mô lớn hàng nghìn con. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, người dân ở các địa phương nhiều lần kêu cứu chính quyền địa phương vì trại lợn gây ô nhiễm môi trường. 

 


Người dân nhiều lần phản ánh trại lợn xóm Quốc, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn.

Liên tục những lời kêu cứu vì ô nhiễm môi trường

Cuối năm 2019, nhiều hộ dân xóm Hải Cao khốn đốn vì mùi hôi thối do trại lợn ở xóm Quốc, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình). Không chỉ gây ô nhiễm trực tiếp không gian sống, khu trại lợn này còn "đầu độc" cả một con suối cung cấp nước tưới cho cánh đồng hơn 60 ha của các hộ dân xóm Hải Cao do phân và nước thải. Cùng thời điểm này, hàng trăm hộ dân xóm Bãi, thị trấn Bo (Kim Bôi) bức xúc vì nguồn nước ô nhiễm từ 3 trại lợn trên địa bàn. Theo người dân phản ánh, họ thường xuyên phải gánh chịu hậu quả từ việc mùi xú uế bốc ra từ những trang trại chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, chưa có hệ thống xử lý khí thải, nước thải theo quy định hiện hành. Không những vậy, quy trình xử lý lợn chết cũng không đảm bảo khiến người dân chịu ảnh hưởng của mùi hôi thối và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Tại thời điểm đi vào hoạt động, những trang trại này cũng chưa có đánh giá tác động môi trường. 

Trong những năm qua, tại nhiều địa phương, người dân vô cùng bức xúc do những trại chăn nuôi tập trung không tuân thủ các tiêu chí về môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hộ dân xung quanh. Cụ thể như trại lợn ở xóm Sòng - xã Độc Lập, xóm Bu Chằm - xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình); trại lợn ở xóm Trại Ổi, xã Kim Bôi (Kim Bôi)... Tại huyện Lương Sơn cũng đã từng đình chỉ hoạt động của 6 trại lợn gây ô nhiễm môi trường. 

Theo báo cáo của ngành TN&MT, một trại lợn nếu không đảm bảo môi trường sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nặng về đất và nguồn nước. Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Đàn gia súc, gia cầm thải ra chất thải rắn (phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi), chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước, nguồn nước ngầm. Ngoài thải ra chất thải như nói trên thì gia súc, gia cầm còn bài thải các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. 

Theo đồng chí Nguyễn Thị Đông Hà, Chánh Thanh tra Sở TN&MT, trên địa bàn tỉnh, hiện nay, nhiều trại lợn không đảm bảo hệ thống xử lý nước thải. Vẫn còn nhiều trại lợn xả thải trực tiếp ra môi trường. Từ năm 2019 đến nay, ngành đã xử phạt 5 trại lợn gây ô nhiễm môi trường. 

Cán cân lợi ích kinh tế - môi trường về đâu? 

Với quy mô hàng nghìn con, hầu hết những trại lợn chiếm diện tích lớn, trong đó, chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đất rừng. Hiện nay, có nhiều dự án trại lợn có diện tích từ 3 - 5 ha. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại từ những dự án trại lợn này thực tế lại không lớn cho địa phương. Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Cục Thuế tỉnh: Những dự án trại lợn là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đây là nhóm được Chính phủ ưu tiên, khuyến khích đầu tư nên thực tế các khoản thuế thu rất ít. Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy, hải sản tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ như miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường... Nghị định cũng nêu rõ: Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo. 

Tập trung lượng đất nông nghiệp lớn, được hưởng nhiều khoản ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, thực tế, nhiều dự án trại lợn lại không đảm bảo các quy chuẩn về môi trường. Cá biệt có dự án xả thải trực tiếp ra môi trường, chôn trộm xác động vật chết khiến các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này liên tục được người dân phản ánh, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tỏ ra phớt lờ, gây bức xúc trong dư luận. 

Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô lớn. Đây là tiền đề quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Những dự án thu hồi đất nông nghiệp quy mô lớn để làm làm trại lợn tiếp tục được ưu tiên triển khai. Tuy nhiên, với những hệ lụy để lại trên đất, nước, môi trường sống, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ thì đi kèm với kinh tế, sẽ là những thách thức rất lớn về vấn đề môi trường.

                                                                                PL

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục