(HBĐT) - Huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng trên 420 ha lúa, 800 ha ngô và trên 300 ha cây trồng ngắn ngày trong vụ xuân này. Hiện, thời tiết trên địa bàn huyện vẫn diễn biến phức tạp, đêm và sáng sớm có sương mù dày đặc. Độ ẩm trung bình từ 65-70%, nơi thấp nhất 50%, cao nhất 100%, thuận lợi cho nhiều đối tượng phát sinh và gây hại trên cây trồng. Trước tình hình đó, Trạm TT&BVTV huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung bám sát đồng ruộng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh.


Nông dân xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) làm cỏ, kiểm tra tình hình dịch bệnh trên lúa. 

Theo thống kê của Trạm TT&BVTV huyện, đối với cây lúa, từ đầu vụ đến nay, ốc bươu vàng (OBV) xuất hiện và gây hại ở hầu hết các địa phương trong huyện. Tập đoàn rầy gây hại với mật độ phổ biến 5-10 con/m2, cao 20-50 con/m2, tập trung ở các xã Nam Phong, Hợp Phong, Thạch Yên... Ngoài ra, bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá... gây hại rải rác. Đáng chú ý, thời gian gần đây, chuột xuất hiện và gây hại mạnh ở nhiều địa phương. Trên các diện tích cây màu, bọ nhảy gây hại phổ biến với mật độ 1-2con/m2, cao 3-4 con/m2. Sâu xanh bướm trắng hại cục bộ, bệnh sương mai gây hại với tỷ lệ 2-4% lá, cao 6-8% lá. Bệnh thối nhũn gây hại trên bắp cải với tỷ lệ 1-2% cây, cao 3-5% cây.

Để chủ động trong việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa cũng như các loại cây trồng khác, Huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con nông dân, tăng cường theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh. Bên cạnh đó, Trạm TT&BVTV huyện đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc và hướng dẫn bà con nông dân mua đúng, đủ các chủng loại thuốc để phun kịp thời, ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh, tránh làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng. Chú trọng phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại mạnh và phổ biến như OBV, chuột gây hại. Tổ chức kiểm tra các hồ, đập, hệ thống thủy lợi, điều tiết nước hợp lý để đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Với đối tượng chuột gây hại, Trạm TT&BVTV huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các đợt cao điểm diệt trừ chuột để phá ổ chuột ngay từ đầu vụ. Có thể áp dụng các biện pháp diệt chuột thủ công như đào, đắp, hun khói, đặt bẫy (bẫy sập, bẫy bán nguyệt, bẫy lồng…), đào hang bắt thủ công, xông hơi bằng đất đèn để trừ chuột. Đồng thời, tuyên truyền nông dân tích cực phát quang bờ bụi, gò đống, làm sạch cỏ ven bờ để làm mất nơi cư trú của chuột. Kết hợp diệt chuột ngoài đồng, ven làng với việc diệt chuột trong khu dân cư và các hộ gia đình. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp sinh học cổ truyền, biện pháp vi sinh vật hoặc bẫy cây trồng TBS… Kết quả, trong tháng 3, toàn huyện đã bắt được 500 con chuột.

Ngoài ra, để đối phó với tập đoàn rầy, Trạm TT&BVTV huyện duy trì hoạt động bẫy đèn tại xóm Rú 6, xã Xuân Phong để đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho công tác điều tra, phát hiện và dự tính, dự báo trên địa bàn. Qua theo dõi trong tháng, mật độ rầy vào đèn trung bình từ 5-15 con/đêm. Đối với những khu vực xuất hiện bệnh nghẹt rễ, vàng lá có mật độ rầy cao từ 750 con/m2 trở lên cần phun thuốc, có thể sử dụng các loại thuộc đặc hiệu như: Midan 10WP, Actara 25WG, Amira 25WG,…

Đồng chí Phan Sum An, Trạm trưởng Trạm TT&BVTV huyện Cao Phong cho biết: Ngay từ đầu vụ, Trạm đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, phân vùng cụ thể cho cán bộ phụ trách địa bàn, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo dịch hại cây trồng; nắm bắt tình hình và thông tin hai chiều đến các xã, thị trấn để chủ động phòng trừ dịch hại. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất lợi của thời tiết và sâu bệnh, thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền, bám sát đồng ruộng, Trạm tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng thanh kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng. Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý, hiệu quả, tích trữ nước đảm bảo cho sản xuất.


Thu Hằng

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục