(HBĐT) - "Keng... keng... keng", khi tiếng kẻng báo động nổ mìn khai thác đá từ Công ty CP Thành Lập ở xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát ra lúc hơn 17h ngày 3/12, anh Nguyễn Văn Đa, nhà sát mỏ đá đang cho lợn ăn phải bỏ chạy đi tìm chỗ nấp an toàn. Ngoài tuyến đường liên xóm, anh Nguyễn Văn Sơn vội vàng cầm chiếc biển sắt với dòng chữ "Nổ mìn - dừng lại" ra đặt giữa đường. Mọi phương tiện ô tô, xe máy đều dạt ra khỏi đoạn đường dài chừng 100 m đoạn qua khu vực công ty nổ mìn. Một lúc sau, 2 tiếng "bùm" chát chúa điếng tai phát ra, rung chuyển đất và tung bụi mù mịt.


Anh Nguyễn Văn Đa, xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) chỉ dẫn mỏ đá Công ty CP Thành Lập sát mép vườn, ao cá của gia đình. Đá nổ mìn văng nhiều xuống ao. 

Anh Nguyễn Văn Đa thở phào vì đá không văng vào nhà, vào chuồng lợn nhưng vẫn nhăn nhó vì bụi. Anh chia sẻ: Chắc đúng ngày xóm có đám cưới mới nổ quả mìn đỡ hơn như vậy, chứ nhiều hôm nổ quả lớn nhà rung lên, nứt mái tôn, bụi trùm kín cả nhà cửa, ruộng vườn của gia đình tôi và các hộ xung quanh. Ngày nổ mìn, tối thì nghiền đá, nhà cách nơi đất, đá ào ào đổ xuống chỉ chừng 50 m, ao cá, vườn cây sát mép núi đá, tôi không tài nào ngủ ngon, con cái cũng không tập trung học bài được. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không xây được nhà đổ mái bằng, chỉ lợp tấm prôximăng, nên tôi thực sự bất an, sức khỏe bị ảnh hưởng vì bụi. Tôi cùng các hộ khác đã nhiều lần kiến nghị với công ty, tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, nhưng vẫn chưa thấy thay đổi. Bức xúc, tôi cùng 3 hộ khác nhà sát khu vực mỏ đã từng lấy bàn, ghế chặn cổng công ty. Công ty đã hỗ trợ cho gia đình 8 triệu đồng và cho mấy tấm prôximăng. Song, cái chúng tôi cần không phải điều đó mà là sự bình yên, sức khỏe. Hai gia đình hàng xóm đã phải chuyển đi nơi khác sinh sống.

Nhà cách mỏ đá con đường liên xóm, nhưng gia đình anh Bùi Văn Hậu, Nguyễn Văn Sơn cũng lo lắng vì ô nhiễm bụi và nguy hiểm có thể xảy đến. Anh Nguyễn Văn Sơn cho biết: Sống ở thời bình mà cứ như thời chiến tranh. Công ty nổ mìn trung bình 2 lần/ngày, từ khoảng 11 - 12h và 17 - 18h. Tôi được công ty thuê cầm biển cảnh báo mọi người qua lại. Mỗi lần sắp nổ mìn lại mang biển ra đặt giữa đường để cảnh báo. Ai cũng sợ tìm chỗ ẩn nấp. Nổ mìn xong, lớp bụi trắng đục tung lên mù mịt bám vào cây cối, rau quả, bầu không khí bị ô nhiễm. Đặc biệt, việc nổ mìn tuy chưa trúng vào người nhưng đã gây thiệt hại về tài sản.


Một lần nổ mìn khai thác đá của Công ty CP Thành Lập ở xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn). 


Đợt nổ mìn ngày 23/10 vừa qua là nỗi ám ảnh của các hộ xung quanh mỏ đá. Tiếng nổ lớn ngay sát khu dân cư, đá, bụi bắn ra làm đổ sập dãy chuồng gà của gia đình chị Bùi Thị Gấm, nơi chỉ cách nhà chừng 10 m. Chị Gấm lo lắng: Lúc đó mà tôi đi cho gà ăn không biết còn giữ được mạng sống không?


Đợt nổ mìn ngày 23/10/2020, đá văng gây đổ sập dãy chuồng gà của gia đình chị Bùi Thị Gấm, xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn)

Đồng chí Nguyễn Thể Thao, Chủ tịch UB MTTQ xã Liên Sơn cho biết: Trên địa bàn xã có 13 mỏ đá đang hoạt động. Cùng với xóm Sòng, một số xóm khác như Ngành, Mái... cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nổ mìn khai thác đá của các doanh nghiệp, hoạt động của nhà máy xi măng trên địa bàn. Quốc lộ 21 đoạn qua xã lúc nào bụi cũng mù mịt như sương mù, tuyến đường liên xóm cũng bụi và xuống cấp vì xe tải trọng lớn. Nhân dân đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần đến các cấp, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng vẫn phải sống chung với bụi và tâm trạng lo lắng.

Phó Chủ tịch UBND xã Liên Sơn Nguyễn Ngọc Thụ nhà cũng ở xóm Sòng, xác nhận tình trạng ô nhiễm bụi và tâm lý bất an của người dân. Ngày 3/12 vừa qua, tiếp xúc đại biểu HĐND xã, Nhân dân tiếp tục phản ánh vấn đề ảnh hưởng từ khai thác đá, nổ mìn. Xã biết tình trạng nhưng thẩm quyền không giải quyết được, chỉ có thể kiến nghị cấp trên. Mong cơ quan chức năng có chế tài, biện pháp mạnh để giải quyết triệt để vấn đề, giúp người dân yên tâm sinh sống, lao động sản xuất. 


Cẩm Lệ

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục