(HBĐT) - Hiện nay, các loại cây trồng vụ xuân sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, đối với cây lúa trà sớm đang đứng cái, phân hóa đòng với diện tích khoảng 1.000 ha; trà chính vụ khoảng 12.000 ha ở giai đoạn cuối đẻ nhánh; trà muộn 2.493 ha đang đẻ nhánh rộ. Một số cây trồng khác như cây có múi phát triển lộc, đậu quả - phát triển quả; cây mía, rau, cây ăn quả phát triển thân lá. Tuy nhiên, tại các địa phương xuất hiện một số loại sinh vật gây hại trên cây trồng.

 


Nông dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả có múi.

Gần 1 tuần nay, ngày nào tôi cũng phải ra thăm đồng, hơn 2.000 m2 lúa của gia đình đang đứng cái, lúa phát triển mạnh cũng là thời điểm chuột tập trung di cư ra ruộng để trú ẩn và phá hoại. Để diệt chuột, tôi sử dụng biện pháp thủ công là đặt bẫy, kịp thời ngăn chặn sự phá hoại của chuột. Các loại sâu bệnh gây hại trên lúa cũng đã kịp thời phòng trừ - ông Nguyễn Văn Long, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) cho biết.

Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV (Sở NN&PTNT), thời điểm này xuất hiện ốc bươu vàng gây hại nhẹ trên lúa mới cấy trà muộn, ngoài ra còn một số đối tượng như tập đoàn rầy, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ… gây hại rải rác tại các địa phương. Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh - phân hóa đòng 370 ha, chủ yếu ở Lạc Thủy, TP Hòa Bình, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn. Bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại cục bộ vùng ổ bệnh cũ, giống nhiễm với diện tích 42 ha (Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy). Bệnh nghẹt rễ gây hại với mật độ thấp tại những chân ruộng trũng, cấy sâu tay với diện tích nhiễm khoảng 12 ha (Tân Lạc, Mai Châu). Bệnh bạc lá phát sinh gây hại diện tích nhiễm 105 ha (Lạc Thủy)…

Đối với cây ngô, sâu keo mùa thu phát sinh gây hại trên ngô trồng mới giai đoạn 5-9 lá với tỷ lệ và mật độ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; chuột tiếp tục gây hại, tỷ lệ phổ biến 1-3% số cây, sâu xám, sâu cắn lá gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp rải rác. Bọ trĩ tiếp tục gây hại trên cây có múi...

Hiện, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều sương mù, nhiệt độ thay đổi dễ phát sinh đối tượng sâu bệnh hại bùng phát trên cây trồng, các địa phương cần chủ đồng phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại. Ngành NN&PTNT tỉnh khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện, chủ động phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại trên cây lúa, cây ăn quả có múi và các cây trồng khác. Khi cây trồng chớm xuất hiện sâu bệnh cần tiến hành các biện pháp phòng trừ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. 

Đối với cây ăn quả có múi cần tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh giai đoạn ra hoa, đậu quả, tăng khả năng đậu quả và chống rụng quả non. Chủ động phòng trừ các đối tượng gây hại trên cây có múi. Có thể sử dụng một số thuốc: Citrole 96.3EC; Movento 150 OD; Limater 7.5 EC để xử lý rầy rệp. Với nhện nhỏ sử dụng thuốc: Comdagold 5WG, SK Enspray 99 EC, Ababetter 3.6EC... Ngoài ra, các địa phương hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy và các cây trồng cạn theo đúng quy trình kỹ thuật. Đối với những chân ruộng chủ động được nguồn nước tưới nên áp dụng biện pháp tưới rút nước xen kẽ, vừa tiết kiệm nước vừa tránh tình trạng lúa đẻ nhánh không  hữu hiệu. Diện tích lúa bị đạo ôn phải giữ đủ nước, ngừng bón đạm hoặc phân bón lá có chứa đạm, có thể sử dụng một số loại thuốc được phép sử dụng phun khi bệnh mới chớm, những  ruộng bị nặng cần phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 3 - 5 ngày.

Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố nắm rõ cơ cấu giống, diện tích phân bố, chú ý phân loại các giống nhiễm, giống mẫn cảm với sâu bệnh, vùng ổ dịch cũ..., theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, khí hậu đảm bảo dự tính, dự báo tình hình dịch hại sớm, giúp chủ động phòng trừ hiệu quả. Quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất vụ xuân 2021. Tích cực triển khai các biện pháp phòng trừ chuột ngay từ đầu vụ như sử dụng bẫy chuột.

Thu Thủy

Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục