Ngày 1-6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 do nhà sản xuất thuốc Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.


Một liều vaccine Sinovac trong đợt tiêm chủng cho nhân viên y tế tại Indonesia tháng 1 vừa qua. Ảnh: Reuters.
 

Đây là loại vaccine thứ hai của Trung Quốc được đưa vào sử dụng để cung cấp cho các nước nghèo theo chương trình COVAX.

Trong một tuyên bố, hội đồng chuyên gia độc lập cho biết, họ khuyến nghị sử dụng vaccine của Sinovac cho người lớn trên 18 tuổi, tiêm hai liều cách nhau 2-4 tuần. Vaccine này không bị giới hạn tuổi cao nhất được tiêm vì dữ liệu cho thấy nó có thể có tác dụng bảo vệ ở người lớn tuổi.

Nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO, bắt đầu họp vào ngày 5-5, đã đưa ra quyết định sau khi xem xét dữ liệu lâm sàng mới nhất về tính an toàn và hiệu quả của vaccine Sinovac cũng như thực tiễn sản xuất của công ty.

Được gắn nhãn hiệu CoronaVac ở một số khu vực, đây là loại vaccine thứ hai do Trung Quốc phát triển lọt vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO để chống lại Covid-19. Vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc được WHO cấp phép là Sinopharm.

Loại vaccine thứ ba của Trung Quốc do CanSino Biologics sản xuất cũng đã gửi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho WHO, nhưng chưa có lịch trình đánh giá.

Tính đến cuối tháng 5, Sinovac đã cung cấp hơn 600 triệu liều vaccine trong và ngoài nước và hơn 430 triệu liều đã được sử dụng.

Theo WHO, kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine này đã ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở 51% số người được tiêm chủng và ngăn ngừa Covid-19 nghiêm trọng và nhập viện ở 100% số người được tiêm.

Trước đây, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược độc lập của WHO (SAGE) đã thông báo trong một tài liệu đánh giá rằng, hiệu quả của vaccine Sinovac trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở nhiều quốc gia dao động từ 51% đến 84%.

Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine Sinopharm và Sinovac trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi.


Theo báo Nhân dân


 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục