(HBĐT) - Trước tình hình thời tiết cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài nguy cơ gây thiệt hại đến sản xuất và ảnh hưởng sức khỏe của người dân, cấp ủy, chính quyền xã Thạch Yên (Cao Phong) đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại.


Cán bộ xã Thạch Yên (Cao Phong) tuyên truyền, vận động người dân xóm Rớm Khánh che chắn chuồng trại, đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông. 

Tại xóm Rớm Khánh, các hộ đã chủ động dự trữ rơm, rạ nhằm đảm bảo thức ăn cho vật nuôi. Nhanh tay căng bạt, che chắn chuồng trại giữ ấm cho trâu, bò, anh Bùi Văn Toản chia sẻ: "Do địa hình nằm ở vùng núi cao, khi có các đợt không khí lạnh tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến đàn gia súc. Để ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại, gia đình tôi đã dự trữ rơm rạ, mía trắng và trồng hơn 500 m2 cỏ voi để bổ sung nguồn thức ăn cho vật nuôi. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, mỗi ngày tôi cho ăn từ 4 - 5 lần, khẩu phần mỗi bữa cũng được tăng lên. Nước uống cho trâu, bò trong những ngày giá rét được đun sôi để nguội và cho một chút muối để tăng cường sức đề kháng. Gia đình thường xuyên vệ sinh chuồng trại, giữ khô nền, ấm chuồng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục…”.

Thạch Yên là xã vùng cao, địa hình đa phần đồi núi, nhiệt độ trung bình thường thấp hơn 2 - 3 độ so với các xã vùng thấp. Vào mùa đông, trên địa bàn xã thường xuyên chịu các đợt rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn rất dễ gây thiệt hại cho vật nuôi. Theo rà soát, tổng đàn gia súc của xã hiện có trên 1.800 con. Chăn nuôi tập trung chủ yếu tại các xóm: Rớm Khánh, Bợ, Pheo… Từ điều kiện thực tế, chăn nuôi đại gia súc được xác định là hướng phát triển kinh tế chủ lực giúp bà con nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Để phòng, chống rét đậm, rét hại, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai tới các ngành, đoàn thể, thôn, xóm và người dân. Phân công cán bộ bám sát địa bàn tuyên truyền, nhắc nhở các hộ chăn nuôi theo dõi diễn biến thời tiết. Chủ động tích trữ thức ăn như rơm rạ, mía, ngô… Tận dụng diện tích đất trồng, vườn tạp để mở rộng diện tích trồng cỏ voi. Đảm bảo mỗi hộ gia đình phát triển chăn nuôi có ít nhất 1 cây rơm, lượng thức ăn dự trữ mỗi ngày đáp ứng bình quân 20 - 30 kg thức ăn thô hoặc 5 - 7 kg rơm cho đàn vật nuôi. Tuyệt đối không thả rông gia súc khi nhiệt độ xuống dưới 120C. Sử dụng bạt để che chắn chuồng trại đảm bảo kín gió, đồng thời thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Duy trì tiêm vắc xin, tiêu độc khử trùng nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

Thời tiết rét đậm, rét hại không chỉ ảnh hưởng đến chăn nuôi mà tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Theo đó, một số bệnh thường gặp chủ yếu về đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp… Từ thực tế đó, chính quyền xã đã chỉ đạo Trạm y tế đảm bảo vật tư y tế phục vụ Nhân dân. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chú ý theo dõi sức khỏe; đảm bảo ăn chín, uống sôi, bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua các bữa ăn hàng ngày. Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra khỏi nhà vào thời điểm sáng sớm và tối muộn.

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: "Từ đầu mùa đông đến nay trên địa bàn đã xuất hiện các đợt rét, tuy nhiên không gây thiệt hại về kinh tế. Không chủ quan, lơ là trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chính quyền xã tiếp tục triển khai đồng bộ giải pháp nhằm ứng phó với rét đậm, rét hại. Quyết liệt chỉ đạo các ngành, đoàn thể, thôn, xóm và Nhân dân thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của xã trong công tác phòng, chống rét. Qua đó đảm bảo sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục