(HBĐT) - Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả, từ đầu mùa hanh khô năm 2022 - 2023, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh ban hành Công văn số 2231, ngày 19/12/2022 về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR mùa khô năm 2022 - 2023; Công văn số 95, ngày 30/1/2023 về tăng cường các biện pháp BVR, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, PCCCR. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương, chủ rừng nghiêm túc thực hiện các biện pháp PCCCR. Do đó, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.



Lực lượng Kiểm lâm TP Hòa Bình phối hợp chính quyền địa phương hướng dẫn người dân xóm Can, xã Độc Lập dọn vệ sinh rừng sau khai thác và sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật. 

Ngay sau Tết Quý Mão 2023, Hạt Kiểm lâm TP Hòa Bình đã tổ chức nhiều đợt hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khai thác, sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong việc đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì. Anh Nguyễn Thế Thảo, xóm Can, xã Độc Lập cho biết: Gia đình tôi có khoảng 5 ha rừng sản xuất. Sau mỗi chu kỳ khai thác, việc đốt dọn thực bì luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy lan sang các khu vực rừng bên cạnh. Sau khi được tham gia tập huấn kỹ thuật trong xử lý thực bì do lực lượng kiểm lâm tổ chức, tôi cùng các thành viên trong gia đình có thêm kiến thức xử lý lửa như lựa chọn thời điểm đốt, trong khi đốt phải có người đứng canh để phòng ngừa cháy lan do gặp gió to, vượt tầm khống chế cho phép. Sau khi đốt thực bì phải kiểm tra lại toàn bộ hiện trường khu vực đốt đến khi lửa tắt hẳn mới được rút lực lượng canh gác khỏi hiện trường.

Thực tế cho thấy, nguyên nhân xảy ra các vụ cháy rừng do người dân còn lơ là, chủ quan trong việc đốt, dọn thực bì khiến lửa bị cháy lan sang các khu vực rừng xung quanh. Do đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVR và PCCCR tới người dân; kỹ thuật đốt dọn nương rẫy, xử lý thực bì. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp, gồm 10 Ban chỉ đạo cấp huyện, 150 Ban chỉ đạo cấp xã. Xây dựng, kiện toàn 1.257 tổ, đội quần chúng bảo vệ, PCCCR tại các thôn, xóm với 7.660 người tham gia. Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án BVR, PCCCR trên diện tích quản lý. Toàn tỉnh xây dựng được 150 phương án của UBND xã, 27 phương án của tổ chức và 12.391 phương án PCCCR của hộ gia đình, cá nhân. Lực lượng kiểm lâm địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao; đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, đặc biệt trong các giờ cao điểm nắng nóng mùa khô hanh.

Các dụng cụ, phương tiện PCCCR luôn sẵn sàng, gồm: 15 ô tô chở máy móc thiết bị và lực lượng PCCCR; 3 xuồng, thuyền máy; 6 máy bơm nước; 19 cưa xăng; 22 máy cắt thực bì; 22 máy thổi gió; 7 máy phát điện; 24 bình chữa cháy đeo vai; 757 dụng cụ chữa cháy; 15 bộ quần áo chữa cháy rừng. Số phương tiện trang thiết bị trên được bảo dưỡng định kỳ đảm bảo hoạt động tốt khi có tình huống cần huy động. Lực lượng kiểm lâm tăng cường phối hợp chính quyền cơ sở, chủ rừng tu sửa 118,98 km đường băng trắng, bảo dưỡng, lắp đặt mới các bảng, biển tuyên truyền về công tác BVR và PCCCR. Duy trì tốt công tác phối hợp giữa 3 lực lượng: kiểm lâm, quân sự, công an trong hoạt động bảo vệ ANCT - TTATXH ở cơ sở và PCCCR trên địa bàn. 

Để công tác PCCCR đạt hiệu quả cao hơn, lực lượng Kiểm lâm các cấp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, BVR, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin của ngành để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy; cập nhật, báo cáo kịp thời mọi diễn biến, tình hình cháy rừng, phá rừng lên cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh.


Thu Thủy

Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục