Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.


Người dân tham quan không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP Hồ Chí Minh.

Ông P.Q. (57 tuổi, trú phường Cát Lái, TP Thủ Đức) làm hồ sơ xin trích lục quyết định số nhà tại phường Cát Lái từ trước Tết Nguyên đán, thế nhưng sau nhiều lần trễ hẹn, đến nay ông Q. vẫn chưa nhận được kết quả hồ sơ. Ông Q. cho biết, đã nhiều lần liên hệ đến phòng đô thị của UBND quận 2 để hỏi về kết quả hồ sơ nhưng được cán bộ giải thích, đã trích lục nhầm quyết định số nhà, nên phải làm lại quy trình từ đầu. Cán bộ cam kết, khi nào có kết quả sẽ gọi điện thông báo người dân đến nhận kết quả”. Thế nhưng, hồ sơ của ông P.Q. đã chậm hơn nửa năm vẫn chưa được hồi âm.

Trường hợp hồ sơ tồn đọng hay UBND cấp phường phải phát hành thư xin lỗi không phải là hiếm gặp trên địa bàn nhiều phường của TP Thủ Đức kể từ thời điểm sáp nhập 3 quận (2, 9, Thủ Đức). Tại buổi đối thoại với Chủ tịch các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TPHCM mới đây, ông Trần Hoàng Minh - Chủ tịch UBND phường Tân Phú (TP Thủ Đức) cho biết, nhiều thời điểm số lượng công nhân, người dân đến UBND phường làm hồ sơ, thủ tục, công chứng giấy tờ rất đông, khiến cán bộ phường rất vất vả. Theo ông Minh, về lâu dài các DN cần đồng hành chuyển đổi số với nhà nước, trong đó thực hiện số hóa và không yêu cầu công nhân công chứng các giấy tờ như hiện nay để giảm bớt các thủ tục rườm rà.

Ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức cũng chỉ ra bất cập khi đô thị này phải giải quyết khối lượng công việc tăng gấp 3 lần, trong khi vẫn phải thực hiện sắp xếp và tinh giản biên chế theo quy định. Đó là chưa kể, một số  cấp phường của Thủ Đức có dân số vượt trên 80.000 - 100.000 dân, trong khi hầu hết các phường số dân đều trên 60.000. Việc phải quản lý dân số đông đã tạo ra nhiều áp lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ hoạt động không chuyên trách ở các cấp cơ sở của TP Thủ Đức.

Không chỉ riêng Thủ Đức, một số quận trung tâm TPHCM dù đã đồng bộ nhiều hệ thống phần mềm và kết nối dữ liệu chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng cũng gặp không ít bất cập, khó khăn. Ông Bùi Vũ Huy Hoàng - Chủ tịch UBND phường 13, quận 3 (TPHCM) cho biết, hiện nay phường đã hoàn tất hướng dẫn công chức sử dụng thành thục các phần mềm quản lý điện tử để thực hiện việc trao đổi thông tin; thực hiện chữ ký số trong việc phát hành các văn bản, với 6 phần mềm trong hoạt động quản lý nhà nước, gồm các phần mềm kế toán, hộ tịch, quản lý cán bộ, công chức; phần mềm về quản lý văn thư - lưu trữ… Tuy nhiên, theo ông Hoàng, vẫn còn vướng mắc về hạ tầng công nghệ chuyển đổi số khi chưa đáp ứng yêu cầu, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến. Đồng thời, UBND phường cũng gặp không ít khó khăn trong ứng dụng dẫn đến nhiều nội dung, nhiệm vụ chậm tiến độ. Trong khi đó, ông Mai Đình Phượng - Chủ tịch UBND phường 9, quận Tân Bình cho rằng, thực tế vẫn còn cán bộ có tâm lý e ngại, sợ sai trong quá trình thực thi công vụ. Một bộ phận cán bộ, viên chức vẫn trông chờ văn bản hướng dẫn của các cấp, mặc dù nhiệm vụ đó nằm trong thẩm quyền của cấp mình.

Bà Võ Thị Trung Trinh - Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) TPHCM nhìn nhận, nguyên nhân khiến việc thực hiện nhiều nội dụng, nhiệm vụ công vụ còn chậm là do các UBND phường, xã, thị trấn của TPHCM còn gặp khó khăn trong mua sắm các máy vi tính để bàn, khiến việc kết nối chậm đồng bộ. Về bất cập này, vừa qua UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở Tài chính, Tư pháp, TTTT tham mưu để hướng dẫn các đơn vị thực hiện thủ tục mua sắm. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cho biết, để đồng bộ và tăng tính kết nối cho cơ sở, hiện nay thành phố cũng đặc biệt quan tâm để đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi số. Sắp tới, ngoài mở các lớp đào tạo phù hợp thực tiễn nhu cầu của thành phố, các cấp cơ sở, đơn vị có nhu cầu cũng có thể đăng ký để Sở Nội vụ đề xuất mở lớp đào tạo nhân lực, đảm bảo tính đồng bộ khi kết nối hệ thống từ thành phố đến cơ sở.

UBND TPHCM đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số và kế hoạch triển khai thực hiện hệ thống này để kịp thời theo dõi, đánh giá thực chất, khách quan mức độ thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan, địa phương, cơ sở trên địa bàn thành phố. Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, 6 tháng đầu năm nay Sở TTTT và Sở Nội vụ TPHCM đã khẩn trương nghiên cứu và tham mưu để UBND TPHCM thành lập Trung tâm chuyển đổi số để kết nối các sở, ngành và địa phương, thống nhất triển khai đồng bộ các hoạt động chuyển đổi số trong thời gian tới.

Theo báo Đại đoàn kết

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục