Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào "Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh”, nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về tác hại của rác thải nhựa và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường được nâng lên.


Các địa phương đã triển khai biện pháp giám sát và xử lý nghiêm việc xả rác bừa bãi, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng. Các cấp ủy phát động nhiều phong trào cùng chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền công tác này trong các sự kiện về môi trường. Tuy nhiên, việc thay đổi tư duy sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy và túi nilon gặp khó khăn do giá thành rẻ và tiện lợi. Sản phẩm thân thiện môi trường như túi vải, túi giấy, ống hút tre, cốc thủy tinh có giá cao và ít thông dụng. Thói quen phân loại rác tại nguồn của người dân chưa phổ biến, cũng như hệ thống thu gom và xử lý chưa hiệu quả. 

Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TU, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào "Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, theo đó nhấn mạnh một số giải pháp như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó lồng ghép việc triển khai thực hiện phong trào chống rác thải nhựa.

Nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt, xác nhận hồ sơ về môi trường, công nghệ, cấp phép đầu tư, xây dựng các dự án, đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất    túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần để đảm bảo lộ trình hạn chế và dừng sản xuất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải, bỏ, dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường tương đương với nhóm các nước tiên tiến trong khu vực.

Đẩy nhanh việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp môi trường, trong đó có công nghiệp tái chế. Nghiên cứu phát triển thị trường trao đổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải bỏ để kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng để rác thải, chất thải trở thành tài nguyên thứ cấp trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới. Tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, đặc biệt cho việc tái chế, xử lý chất thải trong đó có rác thải nhựa.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình hiệu quả, chú trọng xây dựng mô hình bảo vệ môi trường lồng ghép các mô hình kinh tế - xã hội. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Huy động tối đa các nguồn lực của Trung ương, các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, cùng với phát triển cơ sở hạ tầng môi trường đô thị và nông thôn; chú trọng xây dựng các khu tái chế và xử lý rác với công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh thu gom và xử lý rác thải, chất thải y tế và nhựa. Tổ chức bình chọn và công bố các sản phẩm, cửa hàng, siêu thị thân thiện với môi trường. Xây dựng mô hình kinh tế chiều sâu, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt trong tái chế rác thải. Thực hiện quy định thay thế nhiên liệu và sản phẩm gây hại bằng các lựa chọn thân thiện với môi trường và tái sử dụng...

 Việt Hà (TH) 
(Văn phòng Tỉnh uỷ)

Các tin khác


Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục