Là người thường xuyên đi qua địa phận xã Cao Dương, chị Bùi Thị Nhâm ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn luôn phải hứng chịu những "cơn bão" bụi do khai thác đá. Chị cho biết: Mặc dù một số mỏ đá cách đường cự ly nhất định, nhưng sau những lần nổ mìn thì bụi bay khắp nơi. Lần nào đi qua quên không bịt khẩu trang, đeo kính thì về nhà bị ho chảy nước mắt. Không chỉ tôi mà nhiều người đi qua đây đều như thế. Người dân gần mỏ đá phản ánh việc khai thác đá gây rung chấn, tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, đời sống. Từ năm 2020 đến nay, ở một số khu vực mỏ người dân gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Một số nơi xảy ra tụ tập phản đối hoạt động của mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, điển hình như khu vực xã Cao Dương, Liên Sơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, gây bức xúc trong nhân dân, như đường Hồ Chí Minh khu vực xã Cao Dương.


Một số mỏ đá ở huyện Lương Sơn gần nhà dân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống. Ảnh chụp tại mỏ đá Minh Thành (thôn Lai Trì, xã Thanh Cao).

Theo báo cáo của UBND tỉnh, nhiều mỏ khai thác đá tại Lương Sơn chưa đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường. Một số mỏ nằm ngay sát khu dân cư, không đạt quy định tối thiểu theo Thông tư số 02/2025/TT-BTNMT. Thậm chí, nhiều hộ dân phản ánh tình trạng tường nhà nứt ngang, nền sụt lún sau mỗi đợt mìn nổ, nhưng không biết kiến nghị với ai. Mặt khác, việc giám sát môi trường ở các mỏ đá hiện nay nhiều bất cập. Trước hết, đây là loại hình phát thải phân tán, khó kiểm soát bằng các giải pháp công nghệ thông thường. Việc phun sương dập bụi - biện pháp phổ biến ở các mỏ gần như không có tác dụng với bụi mịn. Thêm vào đó, nhiều mỏ khai thác cùng một khu vực, cùng khung giờ hoạt động, khiến mức độ ảnh hưởng cộng hưởng tăng cao, nhưng lại không có cơ chế đánh giá tác động tổng hợp. Có mỏ được cấp phép rất gần khu dân cư, hiện vẫn hoạt động mà chưa bị yêu cầu di dời.

Khai thác đá là hoạt động đặc thù, bụi, khí thải phát sinh tại tất cả các công đoạn, trong khi không có giải pháp thu gom được khí thải, bụi đối với mỏ đá (do đều là nguồn phân tán). Mặt khác, do đặc điểm của đá vôi thường có đất xen kẹp trong đá, có các hang cacxtơ nên khi nổ mìn từ trên cao sẽ có một lượng lớn đất, đá rơi xuống ở độ cao lớn.

Việc cấp phép khai thác cho các mỏ trong cùng một khu vực, thời gian hoạt động trong ngày trùng nhau, tác động cộng hưởng cùng một lúc. Hạ tầng khu vực các mỏ không đảm bảo (nhiều nơi đường giao thông đã xuống cấp trầm trọng), ngày mưa lầy lội, ngày nắng thì bụi. Ý thức trách nhiệm của một số doanh nghiệp chưa cao (vẫn còn doanh nghiệp nổ mìn không tuân thủ theo giấy phép nổ mìn với khối lượng lớn, không đúng theo thiết kế...), không vận hành thường xuyên các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, không kịp thời sửa chữa, nâng cấp công trình, thiết bị xử lý môi trường khi bị hỏng hóc, xuống cấp. Không ít doanh nghiệp được cấp phép khai thác nhưng lại vận hành công trình bảo vệ môi trường theo kiểu "lúc có đoàn kiểm tra thì chạy đủ công suất, vắng người thì đóng máy cho tiết kiệm điện”. Trong khi đó, lực lượng giám sát lại thiếu cả người lẫn thiết bị.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp vàMôi trường huyện Lương Sơn, hiện nay, lực lượng cán bộ của phòng khá mỏng, có khi 2 người phụ trách chung cả nông nghiệp, thuỷ lợi, môi trường, không thể ngày nào cũng theo sát từng mỏ. Mà muốn đo được bụi mịn hay rung chấn cũng không có thiết bị chuyên dụng. Toàn tỉnh hiện chỉ có 4 điểm quan trắc môi trường khoáng sản độc hại. Với mật độ mỏ dày đặc như ở Lương Sơn, con số ấy là quá mỏng. Trong khi đó, hệ thống đường giao thông dẫn vào các mỏ xuống cấp nghiêm trọng, ngày nắng bụi mù, ngày mưa lầy lội.

Những kẽ hở ấy không chỉ đến từ sự hạn chế về hạ tầng giám sát, mà còn nằm ở cách ứng xử của một bộ phận doanh nghiệp: đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm môi trường. Ở cấp xã, đội ngũ cán bộ môi trường đa phần kiêm nhiệm. Không có chuyên môn sâu, càng không có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt, nếu có phát hiện gì, cán bộ xã cũng chỉ biết báo lên cấp trên, rồi chờ…

Ở cấp tỉnh, lực lượng Chi cục Bảo vệ môi trường chỉ có 11 biên chế, trong khi khối lượng công việc tăng mạnh do số dự án đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản, vật liệu xây dựng ngày càng nhiều. Công tác kiểm tra vẫn chủ yếu dựa vào lịch trình định kỳ, khó có thể phát hiện những vi phạm lách luật, hoạt động ngoài giờ hoặc có dấu hiệu che giấu.

Câu hỏi về trách nhiệm giám sát môi trường dường như cứ xoay vòng từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, rồi từ tỉnh lại quay về thiếu người, thiếu thiết bị, thiếu chế tài. Còn người dân - những người hít bụi, nghe mìn, uống nước giếng nhiễm đá… vẫn tiếp tục sống trong một vùng bị tổn thương. Có những mái nhà nứt toác theo vết rạn địa tầng. Và có cả những kẽ hở giám sát rộng như lòng bàn tay, nhưng lại không ai đủ quyền hay đủ thiết bị để lấp đầy. Bảo vệ môi trường không thể chỉ nằm trên giấy phép hay quy hoạch mà cần những con người quyết liệt, những công cụ đủ mạnh và cả sự minh bạch để người dân được sống an toàn trong chính vùng quê của mình. 


Việt Lâm

Các tin khác


Giông, lốc làm gãy, đổ nhiều cây xanh tại thành phố Hòa Bình

Vào khoảng 13h ngày 4/5, trên địa bàn thành phố Hòa Bình xảy ra trận giông, lốc rất mạnh. Giông lốc bất ngờ kèm theo mưa, gió giật mạnh diễn ra trong khoảng 20 phút đã làm nhiều cây xanh, biển hiệu trên một số tuyến đường trung tâm của thành phố Hòa Bình bị gãy, đổ. Thậm chí có những cây to đã bật gốc. Đường phố la liệt cành, lá cây rơi rụng. Ngay sau trận giông, lốc, tại một số điểm, lực lượng chức năng và người dân đã khẩn trương thu gọn cành, cây gãy, đổ nhằm đảm bảo an toàn và không gây cản trở giao thông.

Thời tiết ngày 4/5: Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 4/5, Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C. Khu vực vùng núi phía Tây từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.

Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Lượng mưa phổ biến dao động từ 15 - 30mm, riêng một số nơi có thể vượt mức 60mm, tiềm ẩn nguy cơ cao về thiên tai đi kèm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở 9 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ

Sáng 1/5, theo Dự báo viên Nguyễn Anh Nam, từ 8 giờ 50 phút đến 13 giờ 50 phút ngày 1/5, khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc tiếp tục có mưa.

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước 

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND, ngày 26/4/2025 về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 

Thời tiết ngày 29/4: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều tối có mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 29/4, khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác. Một số nơi có khả năng xảy ra mưa to, với lượng mưa phổ biến 20-40 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục