UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 974, ngày 21/5/2025 về việc triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo tại Kết luận số 1114-KL/TU, ngày 18/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư.


UBND huyện Lương Sơn quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án kè chống sạt lở sông Bùi nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão 2025. 

Theo đó, để tập trung cho công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục, giảm thiểu tác hại, hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; Báo Hòa Bình; Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, Công ty Điện lực Hoà Bình, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, Công ty Cổ phần quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa số 9 chủ động triển khai, thực hiện một số nội dung sau:

 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo sự thống nhất từ chỉ đạo đến triển khai thực hiện.

 Tập trung rà soát, cập nhật và cụ thể hóa các nội dung về phòng chống thiên tai vào kế hoạch, chương trình hành động, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đẩy mạnh phối hợp liên vùng, liên ngành nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là tại các khu vực giáp ranh, trọng điểm thiên tai trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đầu tư công và các chương trình mục tiêu. Lồng ghép các giải pháp công trình và phi công trình theo hướng phát triển đa mục tiêu, bảo vệ dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo tính bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên các giải pháp hạn chế gia tăng rủi ro, đặc biệt tại khu vực nội thị, vùng ven sông, suối, vùng núi cao, nơi có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp.

 Đối với UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện các nội dung: Chủ động kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu của hồ đập, đê, kè, trọng điểm về thiên tai, các khu vực có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến khu vực dân cư, các khu vực sạt lở taluy, ngập úng ảnh hưởng đến giao thông. Từ đó triển khai các biện pháp phù hợp đảm bảo an toàn trước, trong và sau thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan hoàn thiện phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét. Phối hợp với sở, ngành và các bên có liên quan trong công tác vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện khi có mưa lũ lớn xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du hồ chứa, góp phần cắt giảm lũ hạ du và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. Từ đó đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống cho các cán bộ chuyên trách về phòng chống thiên tai. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập lồng ghép công tác phòng chống thiên tai nhằm nâng cao khả năng phối hợp và khả năng sẵn sàng của các lực lượng. Tăng cường củng cố, kiện toàn đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Khi có thiên tai xảy ra, tập trung huy động lực lượng, phương tiện để tham gia công tác ứng phó thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ”.

 Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, triển khai kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ gia đình có nguy cơ bị thiếu đói, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa nhằm đảm bảo an toàn sau thiên tai. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí tại địa phương để thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Nếu vượt quá khả năng, đề xuất phương án báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ.



Đ.H (TH)

Các tin khác


Khu công nghiệp Lương Sơn chú trọng công tác bảo vệ môi trường

Những năm qua, Khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn chú trọng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT). Chủ đầu tư chủ động đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt chuẩn, kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, bụi và chất thải rắn; trồng cây xanh cải tạo cảnh quan, góp phần BVMT, phát triển bền vững.

Đảm bảo an toàn hồ, đập mùa mưa bão

Với phương châm chỉ đạo của tỉnh: Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, trong đó lấy phòng tránh là chính gắn với thực hiện ''4 tại chỗ'', các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm cho công tác ứng phó thiên tai năm 2025.

Thời tiết ngày 21/5: Nhiều khu vực có mưa lớn, nắng nóng từ Thanh Hóa đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và tối 21/5, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa, rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa phổ biến 20–40mm, một số nơi ghi nhận lượng mưa trên 70mm. Bắc Bộ cùng thời điểm này cũng xảy ra mưa rào và dông cục bộ.

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại

Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.

Thời tiết ngày 20/5: Nắng nóng kéo dài từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Nam Bộ mưa dông rải rác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/5, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục ghi nhận tình trạng nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, một số nơi vượt ngưỡng 37 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến ở mức 50 - 55%.

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục