Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.


Nghiên cứu điển hình gần đây về một khối u tuyến nước bọt hiếm gặp đã chứng minh hiệu quả của phương pháp xạ trị "định hướng chính xác" này trong việc loại bỏ tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến mô lành.

Phương pháp mới, được gọi là liệu pháp proton arc từng bước (step-and-shoot proton arc therapy), lần đầu tiên được các bác sĩ và nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Corewell Health William Beaumont ở Royal Oak, Michigan thực hiện trên bệnh nhân.

So với các phương pháp xạ trị proton truyền thống, kỹ thuật này sử dụng chùm tia proton để phân phối bức xạ chính xác và liên tục hơn đến vị trí khối u. Hệ thống được tự động hóa, giảm thời gian trễ giữa các liều xạ trị.

Tiffiney Beard, 46 tuổi từ Redford, Michigan, là bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này. Cô được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến nang (adenoid cystic carcinoma), một khối u hiếm gặp, xâm lấn mạnh và thường khó điều trị ở tuyến nước bọt vào đầu năm 2024.

Theo bác sĩ Rohan Deraniyagala, bác sĩ xạ trị ung thư tại Corewell Health, việc điều trị loại khối u này rất khó khăn vì bản chất của nó thường xâm lấn theo các dây thần kinh. Trong trường hợp của Beard, khối u đã len lỏi vào các dây thần kinh dẫn đến não.

Tuy nhiên, nhờ phương pháp điều trị mới này, Beard không gặp tác dụng phụ nào đáng kể. Quy trình điều trị chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần, trong 3 tháng, cho phép cô vẫn có thể đi làm và dành thời gian cho gia đình.

"Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u có kích thước bằng viên kẹo cao su, tôi đã trải qua 33 lần xạ trị proton và điều đáng ngạc nhiên là không có tác dụng phụ nào và không phải nghỉ làm một ngày nào," Beard chia sẻ.

Beard hoàn thành điều trị vào đầu tháng 8 năm ngoái và theo kết quả kiểm tra gần đây nhất, cô vẫn không có dấu hiệu của ung thư. Theo đánh giá của bác sĩ Deraniyagala, cơ thể bệnh nhân không có độc tính bức xạ ở các vùng khác, kể cả não.

Hiện tại, các bác sĩ và nhà khoa học tại Trung tâm Xạ trị Proton của Bệnh viện Đại học Corewell Health William Beaumont đang thử nghiệm liệu pháp proton thế hệ tiếp theo, DynamicARC®, có tiềm năng cải thiện hơn nữa việc điều trị ung thư. DynamicARC® dự kiến sẽ được FDA phê duyệt vào năm sau.


Theo TTXVN

Các tin khác


Siết chặt an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện

Làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật, đảm bảo ATVSLĐ còn là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động.

Hai cây cầu - hy vọng khép lại vết nứt

Những vết nứt không báo trước. Chỉ sau vài đêm mưa - ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 2 năm 2024, mặt đường tỉnh 435, đoạn qua xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc bỗng sụt lún như thể ai đó lấy dao cắt ngang dải nhựa nhẵn. 45m trượt dài, 1,2m lún sâu, vết rạn như một lát cắt phơi bày tất cả sự mong manh của hạ tầng miền núi trước thiên tai.

Bất cập giám sát môi trường trong khai thác đá ở huyện Lương Sơn

Là người thường xuyên đi qua địa phận xã Cao Dương, chị Bùi Thị Nhâm ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn luôn phải hứng chịu những "cơn bão" bụi do khai thác đá. Chị cho biết: Mặc dù một số mỏ đá cách đường cự ly nhất định, nhưng sau những lần nổ mìn thì bụi bay khắp nơi. Lần nào đi qua quên không bịt khẩu trang, đeo kính thì về nhà bị ho chảy nước mắt. Không chỉ tôi mà nhiều người đi qua đây đều như thế. Người dân gần mỏ đá phản ánh việc khai thác đá gây rung chấn, tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, đời sống. Từ năm 2020 đến nay, ở một số khu vực mỏ người dân gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Một số nơi xảy ra tụ tập phản đối hoạt động của mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, điển hình như khu vực xã Cao Dương, Liên Sơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, gây bức xúc trong nhân dân, như đường Hồ Chí Minh khu vực xã Cao Dương.

Chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, tình hình thời tiết năm 2025 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế đó đòi hỏi các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa bão.

Rừng Mai Châu - Từ giữ lấy đến dựng nên

Giữa lúc nhiều cánh rừng ở Tây Bắc vẫn oằn mình trước những vết chặt phá và lấn chiếm, huyện Mai Châu lặng lẽ giữ rừng như giữ vàng. Hơn 30.156 ha rừng tự nhiên vẫn xanh nguyên trên bản đồ, không phải nhờ may mắn, mà nhờ một hệ thống bảo vệ vững từ cộng đồng và chính quyền. Tỷ lệ che phủ rừng trên 65% là minh chứng cho sự kiên trì trong suốt nhiều năm qua. Mai Châu không dừng lại ở việc giữ rừng, huyện đang chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, khi lâm nghiệp không chỉ là trách nhiệm, mà còn là kinh tế, sinh kế và tương lai.

Huyện Tân Lạc: Sớm khắc phục sự cố sạt lở do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều điểm sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi vào mùa mưa bão. Trong đó, khu vực xóm Ngòi, xã Suối Hoa bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người dân. Mùa mưa bão năm 2025 đang đến gần, người dân tại các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở cao mong muốn chính quyền địa phương sớm triển khai các biện pháp khắc phục sự cố sạt lở để người dân ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục