UBND tỉnh ban hành Công văn số 904/UBND-NVK, ngày 14/5/2025 về việc rà soát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh đánh giá, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt công tác xử lý, giải quyết các điểm phức tạp về ÔNMT. Tuy nhiên, tình trạng ÔNMT còn xảy ra tại một số địa bàn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư… chưa được kiểm soát, xử lý triệt để, tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: 

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao cảnh giác, tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu có dấu hiệu tội phạm về môi trường để Công an tỉnh xử lý theo quy định. 

Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động thẩm định, cấp phép, tư vấn, kiểm tra, giám sát, quan trắc, vận hành, phân bổ nguồn lực; phòng ngừa, ứng phó biến đổi khí hậu, sự cố môi trường, công khai thông tin về chất lượng môi trường và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe người dân. 

Tiến hành tổng rà soát, đánh giá, phân loại, lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải (gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn) gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT trên địa bàn; đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. 

 Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh giải quyết, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT hoặc có nguy cơ ÔNMT, không để vi phạm kéo dài, tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự. Phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ quan liên quan rà soát, đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường, kịp thời phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép để yêu cầu khắc phục, xử lý theo quy định. 

Công an tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch về tổng rà soát, đấu tranh xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật và tham mưu giải quyết các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT nghiêm trọng theo chỉ đạo của Bộ Công an tại Kế hoạch số 135/KH-BCA-V01, ngày 01/3/2025. Thực hiện rà soát, thống kê, phân loại, đánh giá mức độ ÔNMT; tiến hành kiểm tra, điều tra, xác minh xử lý các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật (nếu có). Đồng thời, mở rộng hoạt động điều tra, xác minh để làm rõ các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật khác trong trong thẩm định, cấp phép, tư vấn, quan trắc, vận hành, quản lý, phân bổ nguồn lực… về bảo vệ môi trường nhằm xử lý triệt để, tận gốc các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường… 

UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc rà soát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT nghiêm trọng.

Đối với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm, khu vực, địa điểm ÔNMT tại địa phương, không để hình thành điểm phức tạp mới về môi trường. Đồng thời, căn cứ kết quả rà soát trực tiếp hoặc tham mưu kiến nghị các phương án, giải pháp giải quyết triệt để, kiểm soát, khắc phục tình trạng ÔNMT trên địa bàn quản lý… 


P.V (TH)


Các tin khác


Bất cập giám sát môi trường trong khai thác đá ở huyện Lương Sơn

Là người thường xuyên đi qua địa phận xã Cao Dương, chị Bùi Thị Nhâm ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn luôn phải hứng chịu những "cơn bão" bụi do khai thác đá. Chị cho biết: Mặc dù một số mỏ đá cách đường cự ly nhất định, nhưng sau những lần nổ mìn thì bụi bay khắp nơi. Lần nào đi qua quên không bịt khẩu trang, đeo kính thì về nhà bị ho chảy nước mắt. Không chỉ tôi mà nhiều người đi qua đây đều như thế. Người dân gần mỏ đá phản ánh việc khai thác đá gây rung chấn, tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường, đời sống. Từ năm 2020 đến nay, ở một số khu vực mỏ người dân gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Một số nơi xảy ra tụ tập phản đối hoạt động của mỏ khai thác đá, yêu cầu dừng hoạt động, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng, điển hình như khu vực xã Cao Dương, Liên Sơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm bụi mịn trên một số tuyến đường diễn ra thường xuyên, gây bức xúc trong nhân dân, như đường Hồ Chí Minh khu vực xã Cao Dương.

Chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, tình hình thời tiết năm 2025 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế đó đòi hỏi các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn, nhất là vào mùa mưa bão.

Rừng Mai Châu - Từ giữ lấy đến dựng nên

Giữa lúc nhiều cánh rừng ở Tây Bắc vẫn oằn mình trước những vết chặt phá và lấn chiếm, huyện Mai Châu lặng lẽ giữ rừng như giữ vàng. Hơn 30.156 ha rừng tự nhiên vẫn xanh nguyên trên bản đồ, không phải nhờ may mắn, mà nhờ một hệ thống bảo vệ vững từ cộng đồng và chính quyền. Tỷ lệ che phủ rừng trên 65% là minh chứng cho sự kiên trì trong suốt nhiều năm qua. Mai Châu không dừng lại ở việc giữ rừng, huyện đang chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, khi lâm nghiệp không chỉ là trách nhiệm, mà còn là kinh tế, sinh kế và tương lai.

Huyện Tân Lạc: Sớm khắc phục sự cố sạt lở do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025

Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều điểm sạt lở và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi vào mùa mưa bão. Trong đó, khu vực xóm Ngòi, xã Suối Hoa bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người dân. Mùa mưa bão năm 2025 đang đến gần, người dân tại các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở cao mong muốn chính quyền địa phương sớm triển khai các biện pháp khắc phục sự cố sạt lở để người dân ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 5/5: Nắng nóng diện rộng tại nhiều khu vực trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, tình hình nắng nóng tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Nắng nóng gay gắt kèm theo độ ẩm thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe và cháy nổ.

Giông, lốc làm gãy, đổ nhiều cây xanh tại thành phố Hòa Bình

Vào khoảng 13h ngày 4/5, trên địa bàn thành phố Hòa Bình xảy ra trận giông, lốc rất mạnh. Giông lốc bất ngờ kèm theo mưa, gió giật mạnh diễn ra trong khoảng 20 phút đã làm nhiều cây xanh, biển hiệu trên một số tuyến đường trung tâm của thành phố Hòa Bình bị gãy, đổ. Thậm chí có những cây to đã bật gốc. Đường phố la liệt cành, lá cây rơi rụng. Ngay sau trận giông, lốc, tại một số điểm, lực lượng chức năng và người dân đã khẩn trương thu gọn cành, cây gãy, đổ nhằm đảm bảo an toàn và không gây cản trở giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục