Người dân trong làng Obot, gần thành phố Shkodra, Albani chèo thuyền trong nước lũ vào ngày 10/1. Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt và hạn hán sẽ tăng khi trái đất ấm lên. Ảnh: AP.

Người dân trong làng Obot, gần thành phố Shkodra, Albani chèo thuyền trong nước lũ vào ngày 10/1. Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt và hạn hán sẽ tăng khi trái đất ấm lên. Ảnh: AP.

Theo yêu cầu của thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Đan Mạch vào tháng 12 năm ngoái, 55 quốc gia đã gửi bản cam kết giảm khí thải carbon tới Liên Hợp Quốc.

"Thỏa thuận Copenhagen" yêu cầu các nước gửi bản cam kết trước ngày 31/1. Trong số những nước đã gửi cam kết có Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi. BBC cho biết, một số nước đưa ra những cam kết "yếu" hơn so với tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Đan Mạch.

Yvo de Boer - quan chức cao cấp nhất của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu - nói rằng những cam kết sẽ tiếp thêm sinh lực cho nỗ lực cắt giảm khí thải của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường khẳng định những cam kết đó chưa nói lên điều gì.

Phần lớn cam kết được gửi từ các nền kinh tế lớn - cả phát triển và đang phát triển. Những nền kinh tế này tạo ra khoảng 3/4 lượng khí thải từ hoạt động đốt nhiên liệu. Trong khi đó, chỉ có vài quốc gia nhỏ hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gửi cam kết. Chẳng hạn, chỉ có ba nước thành viên trong Liên minh các quốc đảo nhỏ - gồm 43 thành viên - gửi cam kết. Đó là Maldives, Singapore và quần đảo Marshall.

Trong khi đó, một báo cáo do Viện Môi trường và Phát triển quốc tế cho thấy có nhiều vấn đề cần được giải quyết trong việc gây quỹ hỗ trợ biến đổi khí hậu trị giá 10 tỷ USD mỗi năm dành cho các nước đang phát triển trong vòng ba năm tới. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định quỹ này sẽ tăng lên 100 tỷ USD/năm trước năm 2020.

"Chúng ta vẫn chưa biết rõ nguồn tiền dành cho quỹ hỗ trợ biến đổi khí hậu sẽ tới từ đâu và cách thức phân bổ tiền trong quỹ", BBC trích một câu trong báo cáo.

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục