Giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ (KH và CN) của các trường đại học có thể được hiểu theo hai cách: Một là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KH và CN để tăng tổng kinh phí từ các hoạt động KH và CN. Hai là, tập trung hỗ trợ các hoạt động KH và CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao. Mỗi cách hiểu sẽ có một số, thậm chí một hệ thống giải pháp đi kèm

Từ nhiều năm nay, Ðảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng nhằm tăng cường các hoạt động KH và CN trong các trường đại học. Ðối với cách hiểu thứ nhất,  Quyết định số 324-CT ngày 11-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã khẳng định, chúng ta cần tổ chức lại mạng lưới cơ quan KH và CN theo các nguyên tắc: Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo; coi các trường đại học và các tổ chức KH và CN là một hệ thống thống nhất, cần có sự sắp xếp, phân công hợp lý và kết hợp chặt chẽ hai bộ phận này nhằm phát huy cao nhất năng lực đội ngũ cán bộ KH và CN của cả nước, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp nhu cầu đặt ra của sản xuất; bố trí lại các cơ quan KH và CN theo hướng gắn chặt với các cơ sở sản xuất, rút ngắn chu trình nghiên cứu - triển khai - sản xuất.


Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ về "Ðổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020". Trong đó, một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới được đưa ra là: "Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh".


Ðối với cách hiểu thứ hai là tập trung hỗ trợ các hoạt động KH và CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế. Về thực chất, đây là một hình thức khuyến khích thương mại hóa các sản phẩm khoa học, biểu hiện ở góc độ khác của việc lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để sàng lọc, kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm. Một mặt, nó làm cho người sản xuất kinh doanh quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm của khoa học với tư cách là công cụ làm tăng lợi nhuận. Mặt khác, nó bắt buộc các nhà khoa học phải không ngừng đi sâu vào các quá trình sản xuất, mọi sáng tạo khoa học đều phải gắn chặt với thực tiễn sản xuất và khi đó các sản phẩm khoa học mới có thị trường tiêu thụ. Như vậy, nhà khoa học có thể sống được bằng chuyên môn của mình (nhờ bán được sản phẩm khoa học cho nhà sản xuất); đồng thời, KH và CN sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kết quả của quá trình này là: lợi nhuận tăng, hàng hóa nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. 


Liên quan vấn đề này, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, như: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định 115/2005/NÐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH và CN công lập, Nghị định số 80/2007/NÐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH và CN.


Theo chúng tôi, để thật sự tạo điều kiện đưa các kết quả KH và CN vào sản xuất và đời sống, cũng như tăng cường liên kết nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học và các doanh nghiệp, bên cạnh việc tăng cường thực thi các chính sách đã được ban hành, các cấp thẩm quyền cần xây dựng những chương trình khuyến khích, hỗ trợ sự hợp tác "tay ba", khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu; và có thể gọi tên là Chương trình hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu hoặc Chương trình hợp tác nghiên cứu. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ (kể cả công nghệ nhập từ nước ngoài), giúp thương mại hóa kết quả nghiên cứu, công nghệ chuyển giao. Trong đó, yêu cầu đặt ra của chương trình là kết quả cuối cùng của hợp tác các bên phải hình thành một tổ chức - có thể là một doanh nghiệp KH và CN hoặc một trung tâm hợp tác nghiên cứu giữa đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.


Phương thức hỗ trợ của chương trình là: Tổ chức nghiên cứu khoa học, trường đại học và doanh nghiệp kết hợp xây dựng một đề án chung để thành lập một trung tâm hợp tác nghiên cứu, nêu rõ số vốn ban đầu của các bên tham gia đóng góp (tài sản vô hình, hữu hình), trình lên hội đồng (của Nhà nước, chương trình...) xét duyệt. Chính phủ có thể hỗ trợ một khoản kinh phí (thông qua chương trình) bằng tổng giá trị vốn ban đầu mà các bên có thể góp được, trong vòng một số năm. Ðối tượng của Chương trình hợp tác nghiên cứu là các bên tham gia đồng góp vốn để xây dựng tổ chức, như: các doanh nghiệp (trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất... đầu tư vào công nghệ mới, mua bản quyền, sáng chế); các trường đại học và viện nghiên cứu (chuyển giao các kết quả nghiên cứu, góp vốn của mình thông qua giá trị các bản quyền và sáng chế, cũng như vốn đầu tư); Chính phủ (hỗ trợ về các nguồn lực, tài chính, chính sách cho các trung tâm kiểu start-up, spin-off này hình thành và phát triển).


Trung tâm hợp tác nghiên cứu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới của Việt Nam trong tương lai. Nó giúp liên kết các nhà nghiên cứu và người sử dụng kết quả nghiên cứu từ các trường đại học, khu dịch vụ công và các doanh nghiệp cùng hợp tác, thực hiện những đầu tư để cho ra đời, đưa vào sản xuất và thương mại hóa những sản phẩm hàng hóa mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn, có khả năng phát triển ở quy mô lớn nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước.


Trung tâm hợp tác nghiên cứu trong tương lai sẽ đi đầu trong việc đưa các kết quả KH và CN trở thành sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới, các doanh nghiệp mới cũng như mở ra những lĩnh vực sản xuất mới đóng góp cho sự hưng thịnh của đất nước.
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục