Hết khuyến mãi khủng đến tặng quà, tặng tiền... Thế nhưng chính các nhà mạng đang tạo nên kẽ hở để rồi xâm hại đến quyền lợi của khách hàng qua kẽ hở đó.

 

Nếu không sớm siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước, sự xâm hại này còn kéo dài... không biết đến bao giờ.

Khách hàng khó tự bảo vệ mình

Ngày 22.6 và thời gian qua, nhiều khách hàng đồng loạt phản ánh đến báo Lao Động sự vô lý trong quản lý và cung cấp dịch vụ của các nhà mạng hiện nay. Anh Đinh Văn H cho biết: “Suốt 1 tháng qua, tôi bị 2 thuê bao di động liên tục quấy rối. Tôi gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của nhà mạng thì được hướng dẫn là muốn khiếu nại thì phải viết đơn.

Thế nhưng, quy trình xử lý của các nhà mạng lại rất lằng nhằng khi nhà mạng này lại phải “kết nối làm việc” với nhà mạng khác, sau đó mới nhắn tin cảnh báo đến số thuê bao quấy rối.
 
Trong suốt thời gian dài các nhà mạng xử lý với nhau thì tôi vẫn phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên ngay sau khi bị nhắn tin cảnh báo là sẽ cắt dịch vụ, đối tượng kia mua một sim số khác và lại liên tục thực hiện quấy rối. Kết quả là nếu tôi muốn xử lý, tôi lại phải quay lại từ đầu quy trình khiếu nại”.

Trường hợp chị Hà Thị V và anh Trần Văn T thì lại khác. Sau khi giải thích quy trình khiếu nại rất phức tạp, nhân viên tổng đài tư vấn là... tốt nhất là nên đăng ký dịch vụ quản lý cuộc gọi và tin nhắn. Như trường hợp của chị V dùng mạng Viettel thì được tư vấn là nếu chỉ chặn cuộc gọi, hoặc chỉ chặn tin nhắn quấy rối thì mất 5.000đ/tháng cho việc chặn 5 thuê bao. Còn nếu dùng cả 2 dịch vụ thì mất 7.000đ/tháng để chặn 5 thuê bao.

Tuy nhiên, trường hợp của anh T dùng mạng VinaPhone thì lại chỉ chặn được cuộc gọi với 10.000đ cước phí/tháng, trong khi tin nhắn quấy rối thì nhà mạng chưa chặn được.

Các chuyên gia tư vấn và bản thân những khách hàng này cho rằng, đây là sự vô lý trong cung cấp và quản lý dịch vụ. Luật gia Hữu Dung phân tích: “Đáng ra, khi khách hàng tố cáo và cung cấp bằng chứng bị quấy rối thì nhà mạng phải có trách nhiệm tìm và xử lý đối tượng quấy rối, bảo vệ khách hàng của mình. Thế nhưng thay vì trách nhiệm này, nhà mạng lại “moi tiền” của khách hàng - đồng nghĩa với việc khách hàng phải mất tiền vì kẽ hở do chính nhà mạng tạo ra”.

Sẽ còn bị xâm hại... dài dài

Bên cạnh việc quyền lợi khách hàng bị xâm hại kiểu moi tiền như trên, không ít thuê bao còn bị xâm hại về mặt thông tin. Ông Bùi Văn D (Hào Nam - Hà Nội) cho biết: Trong một lần kiểm tra máy điện thoại của cô con gái học lớp 10, ông tá hoả khi phát hiện nhiều thuê bao di động phát tán tin nhắn dụ nhắn tin đến đầu số để nhận thông tin liên quan đến sex. Ông D gọi đến đầu số thì nhà cung cấp dịch vụ từ chối trách nhiệm liên quan, khi gọi đến số thuê bao di động phát tán tin nhắn thì chính ông lại trở thành nạn nhân khi bị chửi rủa với lời lẽ tục tĩu... Bên cạnh đó, tình trạng tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo đang hằng ngày, hằng giờ xâm hại khách hàng.

Thực tế, việc quyền lợi khách hàng bị xâm hại như trên chính là hệ lụy của việc sim rác tràn lan mà chính cách DN viễn thông không kiểm soát hoặc không kiểm soát nổi. Qua đợt kiểm tra vừa qua do Bộ Thông tin - Truyền thông tiến hành thì nhiều nhà mạng có lượng sim số kích hoạt sẵn lên tới cả chục ngàn; thậm chí có trường hợp một thông tin cá nhân lại đăng ký cho cả chục ngàn sim số.

Thế nhưng, điều đáng nói là cho đến bây giờ và cũng... chưa biết đến bao giờ tình trạng trên mới có thể ngăn chặn, bởi có lẽ hiện đã có tới cả triệu sim rác mà các cơ quan quản lý và DN viễn thông không quản lý được. Chính vì thế, trong khi cơ quan quản lý và DN viễn thông bó tay thì khách hàng lại không có phương tiện trong tay để tự bảo vệ mình.

Theo Bộ Thông tin - Truyền thông thì từ ngày 1.7 tới đây, quy định cấm khuyến mãi mới có hiệu lực, đồng thời cơ quan này đang cân nhắc việc cấm bán sim số đã đăng ký thông tin. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này chỉ là phần ngọn, trong khi cội rễ của vấn đề là quản lý sim, quản lý thuê bao trả trước lại chưa thể thực hiện được.

                                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục