Các chủng vi khuẩn "ăn" sắt của tàu Titanic và biến kim loại này thành những khối nhũ có hình dạng phong phú.

 

Titanic, con tàu lớn nhất thế giới khởi hành từ Anh trên hải trình đầu tiên năm 1912. Nó từng được mệnh danh là con tàu không thể chìm. Nhưng nó đã chìm ngay lần ra khơi đầu tiên do đâm phải tảng băng trôi, mang theo hơn 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn xuống đáy biển.

   Những khối nhũ được tạo nên bởi

Những khối nhũ trên xác tàu Titanic được tạo nên bởi vi khuẩn.

Các chủng vi khuẩn "ăn" sắt mà người ta dùng để đóng tàu Titanic, biến sắt thành nhũ rusticle (một hợp chất gồm các loại sắt oxit, sắt carbonate và sắt hydroxit). Những khối nhũ đó thường được người ta ví von với một dạng nghệ thuật của vi khuẩn. Dưới sự tác động của vi khuẩn, sắt bị phân hủy và trở thành một phần của môi trường xung quanh.

Kể từ khi tàu Titanic được phát hiện cách đây 25 năm, các nhà khoa học đã nhận thấy hiện tượng bào mòn trên xác của nó. Vi khuẩn hoạt động mạnh nhất ở phần đuôi tàu. Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là đuôi tàu chứa thực phẩm. Mức độ bào mòn thép sẽ tiếp tục tăng theo thời gian.

Những loài
Những loài động vật sống ở khu vực mà tàu Titanic đắm gồm cá đuôi chuột, cua Galatheid, sao biển lông cứng. Ảnh: expeditiontitanic.com.

Thực vật không thể sống ở nơi tàu Titanic đắm vì chúng cần ánh sáng, trừ một số loài cỏ chân ngỗng. Những loài động vật mà các nhà khoa học nhìn thấy gồm cá đuôi chuột, cua Galatheid, sao biển lông cứng. Chúng chủ yếu ăn những vi sinh vật ở phía trên đáy biển.

Một đoàn thám hiểm xác con tàu huyền thoại Titanic vừa công bố những hình ảnh mới về con tàu vĩ đại đang nằm dưới đáy Đại Tây dương. Cuộc thám hiểm này là dự án chung giữa RMS Titanic Inc., công ty sở hữu quyền khai thác Titanic, với Viện hải dương học Woods Hole ở Massachusetts.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng công nghệ hình ảnh và thiết bị sonar để ghi hình con tàu Titanic. Xuyên qua lớp trầm tích dày một thế kỷ, họ xem xét những đồ vật còn lại trên con tàu.

Hai robot đã chụp được hàng nghìn bức ảnh và quay nhiều giờ video tại nơi con tàu yên nghỉ, cách mặt nước chừng 4 km. Trong số các hình ảnh với độ phân giải cao có hình của đáy tàu và các dây xích, mỏ neo.

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục