Kiểm tra và xử lý rác thải, chất thải tại phòng khám Nhân Đức (P. Đồng Tiến- TP. Hòa Bình)

Kiểm tra và xử lý rác thải, chất thải tại phòng khám Nhân Đức (P. Đồng Tiến- TP. Hòa Bình)

(HBĐT) - Phân loại chất thải y tế chưa đúng quy định, phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, việc xử lý, tiêu huỷ chất thải gặp khó khăn, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải hạn hẹp là những bất cập trong quản lý chất thải y tế ở nhiều bệnh viện hiện nay.

Hễ thanh tra, kiểm tra là ra… sai phạm

Mới đây, phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường (Công an tỉnh) đã kiểm tra đột xuất một số bệnh viện và phòng khám đa khoa trên địa bàn về bảo vệ môi trường. Ngoài kiểm tra thực tế tại các nơi thu gom, xử lý chất thải, lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra hồ sơ pháp nhân, hồ sơ liên quan trong công tác bảo vệ môi trường.

Qua quan sát, tại các điểm thu gom, xử lý rác thải, chất thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Phong chưa phân loại theo từng loại rác, chưa có kho chứa và chưa bố trí đủ thùng rác. Về vệ sinh bệnh viện cũng làm chưa tốt, về cảm quan có mùi khó chịu, rác còn vương vãi nhiều chỗ. Toàn bộ rác thải y tế thông thường, chất thải nguy hại đều được thu gom và hợp đồng với tổ dịch vụ vệ sinh môi trường thị trấn Cao Phong vận chuyển, xử lý. Theo Ban lãnh đạo đơn vị, bệnh viện vừa được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2010 với tổng số 50 giường bệnh gồm 2 khoa chính: nội- ngoại, sản- nhi. Lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện khoảng trên 70 lượt người /ngày. Khó khăn lớn nhất bệnh viện đang gặp phải là chưa có hệ thống xử lý nước thải và lò đốt xử lý chất thải rắn nguy hại phát sinh. Sau hợp đồng vận chuyển với tổ dịch vụ VSMT thị trấn, chất thải, rác thải y tế được xử lý ra sao, bệnh viện không biết và hoàn toàn “buông lỏng”.

Nhiều phòng khám đa khoa cũng chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Thời điểm kiểm tra tại phòng khám đa khoa Nhân Đức ở tổ 17, phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) phát hiện rác thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động như bông, gạc, các mẫu xét nghiệm… để lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, chưa phân loại theo quy định. Bà Nguyễn Thanh Hảo – Giám đốc phụ trách chuyên môn của Phòng khám cung cấp một vài thông tin: Phòng khám chính thức hoạt động từ ngày 15/5/2010 với chức năng khám bệnh và điều trị bệnh nhân ngoại trú, bao gồm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong khám, điều trị bệnh có sử dụng máy chụp X.quang, máy siêu âm 3D, máy bán tự động để xét nghiệm sinh hoá và huyết học. Về xử lý rác thải rắn, chất thải nguy hại, Phòng khám có hợp đồng với đơn vị Bệnh viện Đa khoa tỉnh thu gom, xử lý.

Cần nói thêm rằng, tại thời điểm lực lượng cảnh sát Môi trường đến kiểm tra, các bệnh viện, phòng khám đa khoa chưa xuất trình được một số thủ tục hồ sơ như hồ sơ pháp nhân, hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; hồ sơ khai thác tài nguyên nước ngầm và giấy phép xả nước thải; hồ sơ liên quan đến việc sử dụng máy X.quang và chưa có kết quả quan trắc giám sát môi trường…

Ông Hà Đức Dũng – Đội phó Đội 2, phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường (Công an tỉnh) cho rằng, những thiết sót, tồn tại trong bảo vệ môi trường ở các bệnh viện, phòng khám phụ thuộc cả yếu tố chủ quan và khách quan. Về chủ quan, các bệnh viện, phòng khám hoàn toàn có thể tự khắc phục được như phân loại rác đúng quy định trước khi vận chuyển, xử lý; tăng cường vệ sinh môi trường tạo cảnh quan trong lành.

Mối nguy hại cho sức khoẻ, môi trường

Theo quy chế chất thải y tế, chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế bào có dính máu, mủ, dịch, nước lau rửa từ các khoa điều trị, xét nghiệm, phòng mổ, cấp cứu, khoa lây; các chất thải là dụng cụ phục vụ điều trị bệnh như bơm kim tiêm, ống thuốc, dao mổ; chất thải hoá học phát sinh từ các dung môi hữu cơ, huyết thanh quá hạn. Nếu không được xử lý triệt để, chúng sẽ là mầm bệnh nguy hại.

Hiện nay, ngoài 2 đơn vị Bệnh viện Đa khoa Cao Phong và Kỳ Sơn chưa được lắp đặt lò đốt, các bệnh viện tuyến huyện khác đều đã có hệ thống xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện còn để xảy ra hiện tượng chưa phân loại rác tại nguồn. Việc vận hành lò đốt, xử lý đôi khi để lẫn rác sinh hoạt với rác y tế nên gây tốn kém, lãng phí nhiên liệu. Thêm vào đó, hệ thống lò đốt ở các bệnh viện tuyến huyện phần lớn là lò đốt công nghệ Bách khoa, chưa thực sự đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Về chất thải lỏng bệnh viện, một vài bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải. Có bệnh viện tuy được đầu tư nhưng do công nghệ xử lý chưa đảm bảo nên vẫn chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Anh Cao Việt Chiến – cán bộ Đội 2, phòng cảnh sát PCTP về môi trường cho biết: Năm 2009, đội đã kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại một số bệnh viện đa khoa Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu. Sau khi lấy mẫu nước thải đi phân tích cho thấy chỉ số vi sinh vượt gấp hàng trăm lần, có nơi vượt gấp cả nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Việc quản lý chất thải y tế không đúng cách không chỉ nguy hại đối với những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với chất thải y tế nguy hại như bác sĩ, y tá, hộ lý, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường sống. Để tránh những nguy hại đó, thiết nghĩ, ngành y tế tỉnh cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho xử lý chất thải y tế. Đồng thời, nhân viên y tế cần thực hiện tốt thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến KCB tại cơ sở y tế cũng cần nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.

Cục YTDP & Môi trường (Bộ Y tế) khuyến cáo: Đối với sức khoẻ, việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn như kim tiêm. Những vật sắc nhọn được coi là chất thải nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV). Nước thải bệnh viện còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ các bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm, các khoa lây nhiễm của bệnh viện. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống… Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái.

Lạc Bình

Các tin khác

Những con gà chết được dùng làm trứng vịt lộn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến dự lễ trao giải

Phát hiện tượng vua Hy Lạp không đầu

Suốt 5 năm qua các nhà khảo cổ đào bới xung quanh đền Taposiris Magna – cách thành phố Alexandria của Ai Cập khoảng 45 km về phía tây – với hy vọng tìm thấy mộ của nữ hoàng nổi tiếng Cleopatra và người tình của bà là tướng Marcus Antonius.

Time: iPad dẫn đầu 50 phát minh của năm 2010

Tạp chí Time ngày 14-11 đã công bố 50 phát minh vượt trội và có tính ứng dụng cao nhất năm 2010. Bảng xếp hạng này được chia thành các lĩnh vực theo thứ tự từ ứng dung cao nhất trở xuống: công nghệ, phương tiện vận chuyển, sản phẩm y tế, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, y phục, phần mềm/robot, thiết bị quân sự…

Thị trường CNTT Việt Nam: "Cây gậy" nằm trong tay ai?

Sự thành-bại của một thương hiệu sản phẩm CNTT nước ngoài khi thâm nhập thị trường VN phụ thuộc vào ai: Nhà sản xuất, nhà phân phối, hay nhà bán lẻ? Vấn đề này đã được đặt ra và bàn thảo sôi nổi trong cuộc tọa đàm “DN CNTT: Kinh nghiệm tiếp cận thị trường” do CLB Phóng viên CNTT-VT TPHCM phối hợp với Hội đồng Phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA) tại TPHCM tổ chức.

VN không tăng trưởng nóng để hủy hoại tài nguyên môi trường

Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết: Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước có 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để trong giai đoạn I, đến nay đã có 325 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 74%) và 114 cơ sở đang tích cực triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (chiếm 26%).

Office trực tuyến sẽ thay thế Office truyền thống

Sử dụng Office văn phòng truyền thống là thói quen "tất lẽ dĩ ngẫu" của rất nhiều người. Tuy nhiên, sử dụng Office trực tuyến đang trở thành trào lưu mới.

Hormone gây đói giúp phòng chống nhiều bệnh

Các nhà khoa học thuộc Hội liên hiệp đoàn thể y khoa Đức vừa phát hiện hormone gây đói Ghrelin có thể phát huy tác dụng bảo vệ và kích thích sự tăng trưởng tế bào thần kinh hippocampus trong đại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục