Mới gặp lần đầu, nhưng tôi được GS, TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh (trong ảnh), Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Ðiện - Ðiện tử - Tự động hóa, kiêm Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Ðiện tử, Tin học, Tự động hóa tiếp chuyện cởi mở. Tốt nghiệp TSKH ở nước ngoài những năm 70 của thế kỷ trước, rồi nhận chức danh giáo sư do Ba Lan phong tặng khi mới ngoài 40 tuổi, trở về nước ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Viện Nghiên cứu Ðiện tử, Tin học và Tự động hóa - một ngành khoa học còn mới mẻ ở nước ta cách đây hơn 25 năm.

 

Giữ trọng trách viện trưởng trong 20 năm (1984-2004), đủ thứ việc phải giải quyết của một cán bộ quản lý, song GS Quỳnh vẫn tranh thủ bố trí thời gian hợp lý để làm chuyên môn khoa học. Bởi như ông nói, nó trở thành lẽ sống từ thời điểm ông nhận tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi và trở thành cán bộ giảng dạy Khoa Ðiện tử - Viễn thông, Trường đại học Bách khoa Hà Nội khi mới 21 tuổi. Hơn 20 năm qua, trong vai trò là Chủ nhiệm chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước về tự động hóa, GS Nguyễn Xuân Quỳnh chủ trì thực hiện hàng chục đề tài khoa học cấp nhà nước, một số đề tài nghiên cứu đã được hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá loại xuất sắc. Có thể kể các công trình như: 'Nghiên cứu bảo đảm khoa học - kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật vi xử lý trong dây chuyền tự động ngành dệt' (mã số 52B-01.01); 'Áp dụng kỹ thuật tự động hóa và việc nâng cấp thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của nhà máy xi-măng' (mã số KC-02.02), 'Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động đo lường, điều khiển phục vụ công nghệ khai thác than hầm lò tại Quảng Ninh'... Trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây, cùng với việc cho ra đời 12 cuốn sách (bốn cuốn được xuất bản ở nước ngoài) phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, là chủ trì và đồng chủ trì gần 20 Hội nghị quốc tế chuyên ngành, ông còn có gần 240 bài báo khoa học; đáng chú ý trong số đó có hơn 180 công trình được công bố trong các tạp chí chuyên ngành có uy tín ở các nước như: Mỹ, Pháp, Ấn Ðộ... Vốn là chuyên gia đầu ngành, những năm qua, GS, TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh tham gia giảng dạy chương trình sau đại học tại các Trường đại học Bách khoa, Ðại học Công nghệ Hà Nội; đồng thời theo thư mời, hằng năm ông đi thỉnh giảng ở một số trường đại học của Ba Lan, Mỹ, Áo, Ðức... Ðến nay, ông đã trực tiếp hướng dẫn 45 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (trong đó có bốn người nước ngoài). Dù bộn bề công việc, hiện GS Quỳnh vẫn đang hướng dẫn, giúp đỡ tám nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ trong các năm tới về lĩnh vực điện tử, tin học, tự động hóa.

 

                                                                                            Theo ND

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục