Gần 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam biết trước được một phần lớn dữ liệu sẽ bị mất nếu xảy ra thảm họa nhưng việc sao lưu và chuẩn bị ứng phó với các “tai nạn” trên hệ thống máy tính không được ưu tiên hàng đầu.

Một cuộc khảo sát của hãng bảo mật Symantec nhận thấy, 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa có sẵn kế hoạch đối phó với thảm họa và rất nhiều công ty  không nghĩ rằng hệ thống máy tính của họ là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh; 50% nói rằng họ không coi việc sẵn sàng cho thảm họa là ưu tiên hàng đầu.

 

Cũng theo khảo sát, các thông tin hỗ trợ kinh doanh cho hầu hết các doanh nghiệp cũng không được bảo vệ chu đáo. Chỉ có gần một nửa các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành sao lưu dữ liệu hàng tuần hoặc thường xuyên; và chỉ có 30% sao lưu hàng ngày. Trong khi đó, 39% doanh nghiệp nói rằng họ sẽ mất ít nhất 40% dữ liệu trong trường hợp xảy ra thảm họa.

 

Thảm họa có thể gây ảnh hưởng tài chính nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Tại khu vực châu Á - TBD, chi phí trung bình để khắc sự cố ngưng trệ hệ thống trong các doanh nghiệp là 14.500USD mỗi ngày.

 

Khách hàng của doanh nghiệp  cũng cho biết họ đã phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh. Ngoài thiệt hại tài chính trực tiếp, 41% khách hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã mất “một số” hoặc “rất nhiều” dữ liệu quan trọng khi nhà cung cấp của họ gặp thảm họa.

 

“Thảm họa có thể tới bất cứ lúc nào và doanh nghiệp không thể gách vác được nguy cơ mất mát thông tin”, bà Suzie Tan, Giám đốc Symantec tại Việt Nam, nhận định.

 

“Chỉ cần dành thời gian để lên kế hoạch ứng phó đơn giản, các doanh nghiệp đã có thể bảo vệ được thông tin và giảm thiểu thời gian ngừng trệ hệ thống khi xảy ra thảm họa”, lời khuyên của ông Raymond Goh, Giám đốc kỹ thuật Symantec khu vực Nam Á, phụ trách mảng Thiết kế hệ thống và Dịch vụ tư vấn khách hàng.
 
                                                                                          Theo Dantri

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục