Ngày 15.2, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã cùng ngồi bàn bạc đưa ra giải pháp điều trị những vết thương, lở loét trên mình cụ rùa hồ Hoàn Kiếm. Chắc chắn cụ rùa sẽ được khám bệnh trực tiếp để tìm ra phương pháp điều trị cuối cùng.

Cá thể rùa Hồ Gươm là loài rùa nước ngọt lớn mai mềm quý hiếm, có giá trị về mặt sinh học và là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cấp toàn cầu. Cho tới nay, chúng ta chưa có kinh nghiệm chẩn đoán và chữa trị cho loài rùa này, thêm vào đó kích thước rất lớn của rùa gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và chữa trị.

Theo PGS.TS.NGƯT Hà Đình Đức - Hội bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, cuộc hội thảo đã đánh giá cao thiện chí của các tổ chức khoa học nước ngoài đối với rùa Hồ Gươm, và sẽ có kế hoạch tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Tuy nhiên các nhà khoa học trong nước đủ khả năng giải quyết vấn đề này. Rùa hồ Gươm có một vị trí đặc biệt, do đó nhiệm vụ nghiên cứu này cần để các nhà khoa học trong nước tiến hành.

Ông Nguyễn Ngọc Khôi mang cả một con rùa đến để làm dẫn chứng cho bài phát biểu của mình thêm sinh động.
Ông Nguyễn Ngọc Khôi mang cả một con rùa đến để làm dẫn chứng cho bài phát biểu của mình thêm sinh động.

Bắt bệnh của cụ rùa

Một số phán đoán về các vết thương trên cụ rùa là do chướng ngại vật dưới lòng hồ, do nước cạn. Khi cụ rùa khỏe mạnh có thể chủ động tránh những chướng ngại vật trong quá trình di chuyển, tuy nhiên sức khỏe giảm sút thì điều này bị hạn chế, do đó dẫn đến những xây xát đáng tiếc xảy ra.

Các bức ảnh chụp được trong tháng 12 năm 2010 cho thấy cụ rùa Hồ Gươm đang bị đe dọa bởi rùa tai đỏ, xuất hiện các vết thương lở loét mới trên cổ, các vết nham nhở trên mai.

PGS.TS.NGƯT Hà Đình Đức khẳng định loại rùa tai đỏ đã có mặt ở Hồ Gươm từ năm 1997 và nhiều nước đã khuyến cáo tác hại của loài sinh vật ngoại lai này. Chúng là những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài, cần phải tiêu diệt.

Theo thống kê của PGS.TS.NGƯT Hà Đình Đức, từ năm 1991 đến 2010, cụ rùa nổi tổng cộng là 558 lần, trong đó 2010 là năm cụ rùa nổi nhiều nhất, với 134 lần, gần gấp đôi so với năm 2009 và gấp 44 lần so với năm 1991.

TS Bùi Quang Tề - Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho biết, ngoài các vết lở loét, có thể rùa dễ bị viêm phổi do vi khuẩn cho nên không ở dưới nước được lâu, nên thường xuyên phải nổi lên tầng mặt để hô hấp.

TS. BS. Thú y cao cấp Nimal Fernando - Ocean Park (Hong Kong) cho rằng các vết lở loét của rùa Hồ Gươm có thể ăn sâu bên trong mai. Cần có các bức ảnh rõ nét hơn cho các chuyên gia quan sát và đánh giá cụ thể.

… phải khám bệnh trực tiếp

Nhiều giải pháp chữatrị đã được các diễn giả đưa ra, nhưng có quan điểm chung là phải khám trực tiếp các vết thương, nhiễm khuẩn… trên thân, mai rùa. Hiện vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây nên những vết thương và tình trạng sức khỏe cụ thể của rùa ra sao. Tất cả chỉ dựa trên những phỏng đoán và giả thiết, suy luận từ các bức ảnh đăng tải trên phương tiện thông đại chúng.

GS.TS Mai Đình Yên – Phó Chủ tịch Hội sinh thái học cho rằng cần một gói giải pháp mang tính đồng bộ gồm: bệnh học, dinh dưỡng và môi trường và giải pháp quản lý, lấy người dân làm gốc.

Quản lý môi trường nước phải gắn với hệ sinh thái Hồ Gươm, duy trì đa dạng sinh học, tăng cường tối đa năng suất sinh học, khả năng xử lý bằng các giải pháp phụ trợ có thể như thực vật thủy sinh; tăng mức hoà tan oxy và nước. Dù muốn hay không, có thể rùa hồ Gươm cũng sẽ chết vào một lúc nào đó, bởi thế những nghiên cứu về giống loài của nó tại Việt Nam cần phải tiếp tục, cần tìm ra kinh phí để bổ sung và hồ sơ một số cá thể mới nhằm du trì nòi giống và quĩ gen của chúng.

Thời gian chữa trị cũng không thể diễn ra trong một sớm một chiều, có thể phải kéo dài từ một vài ngày hoặc lâu hơn, vì vậy cần tạo chỗ ở tạm cho “cụ” trong thời gian này.

Song song với việc điều trị là việc làm sạch môi trường nước của hồ Hoàn Kiếm, bởi sau khi xử lý vết thương mà thả lại rùa vào hồ với môi trường nước như hiện nay thì cũng không hiệu quả, chỉ là giải pháp tạm thời.

Theo ông Timothy McCormack – Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á ATP cho biết, ô nhiễm môi trường nước trong hồ cũng là một yếu tố cần xem xét khi đề cập tới tình trạng sức khỏe của rùa, các nghiên cứu chỉ ra rằng sinh vật phù du và vi khuẩn cũng có thể gây hại ngay cả với con người và gia súc…

Trước mắt, theo TS. Lê Xuân Rao – GĐ Sở KH&CN, việc phải làm ngay  là khắc phục môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, tuyên truyền cho người dân việc ý thức bảo vệ cảnh quan và môi trường xung quanh hồ, đồng thời làm các bãi phơi nắng tự nhiên cho cụ rùa...

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục