(HBĐT) - Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước được quan tâm, chỉ đạo, đầu tư kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã bước đầu thực hiện có hiệu quả và thu được những kết quả nhất định.

 

Theo Sở TT-TT, tổng số máy trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh hiện có 1.733 bộ, trong đó có 33 máy chủ, bình quân 5 người có 1 máy tính; 195 đơn vị với tổng số 917 máy tính được nối mạng Internet, 121 đơn vị với 8-9 máy tính nối mạng LAN; 123 cán bộ, công chức có trình độ về tin học từ cao đẳng trở lên, 4.200 CBCC có chứng chỉ tin học trình độ A, 3.619 CBCC có hộp thư điện tử, 23 đơn vị  có cán bộ quản trị mạng, 22 đơn vị có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT... Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý và điều hành đã được nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 21 trang tin điện tử chính thức của các cơ quan, nhiều phần mềm tin học đã được các đơn vị ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình: quản lý văn bản hồ sơ công việc; trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy; cơ sở dữ liệu về các văn kiện của Đảng bộ tỉnh; quản lý hồ sơ đảng viên; phần mềm chuyên ngành của Sở GD-ĐT, Xây dựng, TN-MT, Tài chính, KH-CH, Cục Thống kê, Ngân hàng, Công an tỉnh Mới đây, Sở GD-ĐT đã khai trương, đưa vào vận hành hệ thống giao ban trực tuyến giữa lạnh đạo Sở với các đơn vị trường học và phòng GD-ĐT huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Thư, Phó Giám đốc Sở TT-TT, tỉnh vẫn chưa hình thành được nguồn thông tin (dữ liệu) điện tử đủ nhiều và có chất lượng cao để phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định hành chính kịp thời; nhất là kết quả tin học hóa chưa hỗ trợ đắc lực cho ra quyết định hành chính cũng như đáp ứng đầy đủ các bức xúc thông tin của doanh nghiệp và nhân dân; hỗ trợ các ngành KT-XH khác phát triển. Mặc dù hệ thống thông tin điện tử đã hình thành nhưng vận hành các hệ thống thông tin điện tử đã triển khai trong thời gian qua còn có nhiều hạn chế, không đồng đều giữa các địa phương. Bên cạnh những khó khăn về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa đủ, kinh phí vận hành còn eo hẹp, khó khăn lớn là quá trình cải cách hành chính Nhà nước còn chậm, chưa hỗ trợ thay đổi phương thức làm việc trong môi trường công nghệ mới...

 

Để triển khai thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 6/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đạt hiệu quả, mới đây, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh.

 

Một trong những giải pháp được coi trong để phát triển CNTT là tỉnh tiếp tục chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Trước mắt, bằng hình thức thích hợp, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành khác. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD-ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Mở rộng năng lực và khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm đào tạo tin học hiện có. Xã hội hóa mạnh mẽ  đào tạo về CNTT, khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực về CNTT.

 

 

                                                                                       Đỗ Quyên

 

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục