Cán bộ trạm BVTV Kỳ Sơn đang hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết các biểu hiện của cây lúa bị bệnh lùn sọc đen.

Cán bộ trạm BVTV Kỳ Sơn đang hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết các biểu hiện của cây lúa bị bệnh lùn sọc đen.

(HBĐT) - Vụ chiêm - xuân 2011, huyện Kỳ Sơn có tổng diện tích cấy lúa 1.021 ha, với các giống: Khang dân, Q5, Tạp giao. Đến 21/4, toàn huyện đã có 5 xã là Hợp Thịnh, Dân Hạ, Dân Hoà, Phú Minh, Yên Quang có láu bị nhiễm bệnh với khoảng 1,11 ha, tỷ lệ nhiễm từ 1 – 3% số khóm. Tuy diện tích lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen chưa nhiều nhưng nguy cơ bùng phát ra diện rộng là rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

 

Ông Đặng Tuấn Anh, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn cho biết: Do ảnh hưởng của thời tiết âm u, rét đậm, rét hại kéo dài đã làm cho diện tích lúa chiêm- xuân trên địa bàn trong huyện sinh trưởng kém hơn. Hiện nay, toàn bộ diện tích lúa xuân của huyện đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh. Đây là giai đoạn rầy lứa 2 phát triển mạnh, gây hại trên diện rộng. Ngoài các loại sâu bệnh hại như: ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, chuột…, đáng chú ý là bệnh lùn sọc đen đã bắt đầu xuất hiện rải rác tại các xã. Ngay khi phát hiện lúa chiêm - xuân có các biểu hiện của bệnh lùn sọc đen, Trạm BVTV huyện đã 2 đợt lấy mẫu cây bị bệnh gửi về Chi cục BVTV để đưa đi xét nghiệm. Đợt 1 vào ngày 16/3 và đợt 2 vào ngày 7/4, các mẫu trên đều đã được Chi cục BVTV có thông báo chính thức kết luận toàn bộ các mẫu gửi đi đều nhiễm bệnh lùn sọc đen. Như vậy, đến đến ngày 21/4, huyện  Kỳ Sơn đã có 1,11 ha lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen tại 5 xã Hợp Thịnh, Dân Hạ, Dân Hoà, Phú Minh, Yên Quang. Hiện tại, Trạm BVTV chỉ đạo các xã có diện tích lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen phun thuốc trừ rầy được 1,11 ha, tiến hành nhổ, vùi 0,15 ha cây bệnh và cho xử lý nốt diện tích còn lại. Đồng thời, cử cán bộ xuống các xã, thị trấn, nhất là các địa bàn đang có dịch tổ chức hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng cho bà con nông dân cách nhận biết các biểu hiện đặc trưng của cây bị bệnh như: lá xanh đậm hơn bình thường, vết nhăn xuất hiện rải rác trên các phiến lá, ngọn lá bị xoắn lại, gân phụ sưng, vặn vẹo, không thẳng hàng, mặt sau nổi các u sưng….Từ đó hướng dẫn bà con nông dân tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, mức độ nhiễm bệnh nặng nhẹ khác nhau để sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp, đạt hiệu quả.

 

Cũng theo ông Đặng Tuấn Anh, trong giai đoạn thời tiết nắng ấm như hiện nay, cây lúa chuyển sang giai đoạn ôm đòng, nếu không triển khai phun, phòng trừ dịch bệnh và xử lý tốt các diện tích đã bị nhiễm bệnh lùn sọc đen sẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh có thể bùng phát mạnh và gây hại trên diện rộng. BCĐ phòng trừ bệnh lùn sọc đen huyện Kỳ Sơn đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng ngừa bệnh lùn sọc đen trên lúa chiêm - xuân, phân công cán bộ các phòng, ban, cán bộ kỹ thuật tăng cường xuống địa bàn phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tổ chức phòng ngừa bệnh. Chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân đồng loạt ra đồng kiểm tra phát hiện diện tích lúa bị bệnh. Nếu lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nhổ bỏ, vùi những khóm bị bệnh và cấy dặm bằng những cây khoẻ bảo đảm mật độ. Phun trừ rầy trên ruộng lúa bị bệnh và những ruộng xung quanh bằng các loại thuốc: Actara 25 WB, Penalty 40WP…Trong giai đoạn này, không sử dụng các loại thuốc có phổ tác động rộng như: Alpha- cypermethrin, Fastac, Cypermethrin, Baythroit, Karate, Sherpa…Đồng thời, tích cực chăm sóc để ruộng lúa mau chóng phục hồi phục, tăng khả năng tự đền bù. Nếu lúa từ giai đoạn phân hoá đòng trở đi tiến hành phun trừ rầy trên ruộng bị bệnh. Nếu mật độ rầy lưng trắng từ 3 con/dảnh trở lên (đối với lùn sọc đen) hay mật độ rầy nâu từ 3 con/dảnh trở lên (đối với vàng lùn, lùn xoắn lá), tuỳ theo tuổi rầy, giai đoạn sinh trưởng của lúa để chọn loại thuốc nội hấp hay tiếp xúc cho phù hợp: Thuốc nội hấp: Actara 25WB, Panalty 40WP, Chess 50WP; thuốc tiếp xúc: Bassa 50EC, Mipcide 20EC…), phun trên ruộng bị bệnh và cánh đồng xung quanh.

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục