Trồng rừng ngập mặn tại Hậu Lộc (Thanh hóa).

Trồng rừng ngập mặn tại Hậu Lộc (Thanh hóa).

Chương trình "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam thực hiện từ năm 1994.

Sau 17 năm triển khai, chương trình đã dựng được "bức tường xanh" rừng ngập mặn ở các tỉnh, thành phố như: Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ đê điều, ngăn chặn sự xâm lấn của biển, điều hòa khí hậu, cải thiện sinh kế cho người dân.

Đại Hợp là xã ven biển huyện Kiến Thụy, Hải Phòng có tuyến đê yếu nhất dài 4,2km. Năm 1998, Đại Hợp tiếp nhận và thực hiện dự án "Trồng rừng ngập mặn - Phòng ngừa thảm họa" của Hội CTĐ Việt Nam. Sau 12 năm, Đại Hợp đã trồng được 420ha rừng cây trang, đước và cây bần có chiều cao 5-12m dọc theo đê, lớp rừng chắn sóng chỗ mỏng nhất cũng đạt 500m, chỗ dày nhất 1.500m. Từ ngày có "bức tường xanh" rừng ngập mặn, người dân địa phương ít phải lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến. Rừng ngập mặn tạo thảm thực vật phong phú, góp phần khôi phục, cân bằng hệ sinh thái ven biển. "Bức tường xanh" rừng ngập mặn mang lại lợi ích lớn cho dân nghèo trong xã. Vào mùa cây ngập mặn ra hoa, người dân đã lấy mật từ hàng ngàn tổ ong. Hải sản tự nhiên ngày càng phong phú về chủng loại, cá bống, cá bớp, cua biển sinh sôi và phát triển nhanh. Nguồn lợi được khai thác từ rừng ngập mặn hằng năm đạt 4-5 tỷ đồng, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ.

Năm 1994, Hội CTĐ Việt Nam đã triển khai chương trình "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" với sự tài trợ của Hội CTĐ Đan Mạch. Địa phương đầu tiên được lựa chọn là Thái Bình, sau đó mở rộng ra Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đến nay, chương trình đã chi 8,88 triệu USD, trồng được 9.462ha rừng, trong đó có 8.961ha rừng ngập mặn tại 166 xã, tạo thành bức tường xanh bảo vệ khoảng 100km đê. Ngoài trồng rừng, chương trình tổ chức tập huấn cho hơn 300.000 học sinh, giáo viên, tình nguyện viên và các phường, xã về phòng ngừa thảm họa. Có khoảng 350.000 người hưởng lợi trực tiếp và khoảng 2 triệu người hưởng lợi gián tiếp từ việc bảo vệ tốt hơn của rừng ngập mặn.

"Bức tường xanh" rừng ngập mặn đã tác động đáng kể làm giảm thiểu rủi ro thảm họa, giúp người dân sống ven biển tăng thu nhập từ việc thu lượm thủy, hải sản (tôm, cua, sò, ngao, hàu..) lên từ 209% đến 789%. Hiệu quả lớn nhất theo tính toán đến năm 2025, "Bức tường xanh" sẽ hấp thụ được ít nhất 16,3 triệu tấn CO2.

Cuối tháng 4-2011, Hội CTĐ Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội CTĐ Nhật Bản và Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục triển khai dự án trồng rừng ngập mặn đến năm 2015 tại 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Hòa Bình với tổng kinh phí thực hiện gần 57 tỷ đồng. Nước ta sẽ có thêm hàng nghìn héc ta rừng ngập mặn ngăn chặn sự xâm lấn của biển, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân.

                                                                                     Theo HNM

Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục