Nông dân xóm Mè, xã Tu Lý thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình ốc bươu vàng lúa mùa để kịp thời xử lý.

Nông dân xóm Mè, xã Tu Lý thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình ốc bươu vàng lúa mùa để kịp thời xử lý.

(HBĐT) - 100% diện tích lúa vụ mùa của xã Tu Lý (Đà Bắc) đang bị ốc bươu vàng phá hoại, nhiều thửa ruộng bị ốc bươu vàng ăn sạch hết lúa phải nhổ đi cấy lại. Bị ốc bươu vàng phá hoại, dự kiến năng suất, sản lượng lúa vụ mùa năm nay của xã Tu Lý sẽ bị giảm tới gần 30% so với kế hoạch.

 

Đưa chúng tôi đi thăm những thửa ruộng xóm Mó La (xã Tu Lý), chị Nguyễn Thị Yến – Cán bộ KN xã cho biết: Cùng với xóm Tình, Tày Măng, xóm Cháu, Mè…thì xóm Mó La là một trong những xóm đang bị ốc bươu vàng phá hoại diện tích lúa vụ mùa nghiêm trọng nhất. Một sào (360 m2 ) nhặt được đến hơn 30 kg ốc bươu vàng, chủ yếu là ốc nhỏ. Chỉ sau một đêm, ốc có thể ăn sạch hết toàn bộ ruộng lúa.

 

Vụ mùa năm nay, xã Tu Lý gieo cấy được 200 ha lúa. Chủ yếu bà con gieo cấy giống lúa thuần (chiếm 70% tổng diện tích), chỉ có 30% diện tích là giống lúa Nhị ưu 838. Do tình hình rét đậm, rét hại đã làm chậm tiến độ vụ chiêm– xuân khoảng 15 ngày nên triển khai sản xuất vụ mùa cũng bị chậm lại. Tính đến đầu tháng 8, xã mới cấy xong toàn bộ diện tích gieo cấy vụ mùa. Chủ động được giống và nước tưới nên tình hình sản xuất vụ mùa năm 2011 của Tu Lý diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi mạ mới bén rễ, bắt đầu sinh trưởng tốt thì bị ốc bươu vàng hại mạnh. Anh Nguyễn Văn Hà (xóm Mè) than vãn: “Năm nào cũng vậy, cứ đến vụ mùa là lại ốc bươu vàng hại. Các trận mưa lớn làm ngập úng từ đầu vụ đến nay đã khiến cho ốc bươu vàng phát triển và lan rộng từ ruộng nọ sang ruộng kia rất nhanh. Xử lý được hết ốc ở trong ruộng, mưa lớn là lại tràn ốc từ các ao, hồ, kênh mương vào. Người dân đành phải sống chung với ốc bươu vàng mà không có cách nào xử lý dứt điểm được.

 

Hiện nay 100% diện tích lúa vụ mùa của Tu Lý bị ốc bươu vàng phá hoại, trong đó, 70% diện tích bị ốc bươu vàng phá hại với mật độ dày. Đã có khoảng 50% số hộ dân ở Tu Lý sử dụng hình thức phun thuốc nhưng không hiệu quả vì lượng nước trên ruộng còn quá nhiều, ốc vẫn sống, sinh trưởng và ngày càng lan rộng. Đặc biệt là ở các khu ruộng gần mương nước, ốc bươu vàng tập trung hại với mật độ dày đặc.

 

Khắc phục tình trạng này, các hộ đành phải thường xuyên tiến hành thăm ruộng, bắt ốc thủ công mang về cho vịt ăn hoặc vứt bỏ. Các diện tích lúa bị ốc bươu vàng hại phải tiến hành cấy dặm hoặc cấy lại toàn bộ. Tuy nhiên, theo thực tế từ những năm trước diện tích lúa cấy dặm, cấy lại này thường phát triển không tốt, không đảm bảo năng suất, sản lượng.

                     

Ốc bươu vàng là loại sinh vật gây hại đẻ nhiều và rất mắn. Một con ốc cái mỗi lần có thể đẻ được đến 500 trứng, sau khi đẻ 1 – 2 tuần, trứng có thể nở thành ốc con và sau 70 – 100 ngày, những con ốc con này lại có thể đẻ trứng như ốc mẹ. Mỗi con ốc có thể sống được 2 – 3 năm nên tốc độ sinh sản của ốc bươu vàng cực kỳ lớn. Sau khi nở, ốc con có vỏ rất mềm, nhẹ, rơi xuống nước sẽ trôi trên mặt nước và lan tràn từ ruộng nọ sang ruộng kia. Tuy nhiên, có một đặc điểm là tuy ốc bươu vàng sống dưới nước nhưng luôn phải bò lên khỏi mặt nước để đẻ trứng. Các ổ trứng của ốc bươu vàng rất dễ phát hiện bằng mắt thường. Do đó, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ốc bươu vàng là thu gom các ổ trứng ốc.

 

Hiện nay, để hạn chế tình trạng ốc bươu vàng lây lan sang các xã khác, song song với hướng dẫn người dân thu gom ốc bươu vàng, chính quyền xã Tu Lý đã đẩy mạnh hướng dẫn người dân khoanh vùng tụ điểm cư trú của ốc bươu vàng để có kế hoạch, biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức thu gom trứng, ốc non, ốc trưởng thành tại các ao, hồ, đầm, mương dẫn nước để ngăn chặn lây lan ra đồng ruộng; giám sát chặt chẽ tiêu hủy hay sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho động vật và tuyên truyền người dân nghiêm chỉnh chấp hành, cấm nuôi ốc bươu vàng.

                                                                                              

                                                                               Dương Liễu

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục