Một dây chuyền chế biến cao su. Ảnh minh họa.

Một dây chuyền chế biến cao su. Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản - Masaharu NAKAGAWA hiện đang đến thăm và làm việc tại Việt Nam về dự án nghiên cứu hợp tác giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính bằng cách thúc đẩy việc sử dụng cao su tự nhiên.

 

Theo đó, ngài Bộ trưởng đã đến thăm Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, là một trong những đơn vị nghiên cứu trong Dự án “Tạo lập hệ thống vòng cac bon với cao su tự nhiên” nằm trong chương trình SATREPS . Đó là dự án nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học hàng đầu của Trường Đại học Công nghệ Nagaoka của Nhật Bản phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện nhằm giúp Việt Nam tạo lập một hệ thống hiện đại sản xuất cao su tự nhiên và hệ thống đánh giá chất lượng cao su hiện mới nhất.

Bộ trưởng đã rất quan tâm tới dự án và phần trình bày của Giáo sư Fukuda, thuộc Trường Đại học Công nghệ Nagaoka (người đứng đầu dự án). Giáo sư cho biết: “Dự án sẽ phát triển các phương pháp tách chiết nguyên liệu cao su tự nhiên và chế tạo vật liệu cao phân tử polymer để thay thế cao su tổng hợp bằng nguyên liệu cao su tự nhiên là nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được. Hơn nữa, dự án cũng dự định triển khai các hoạt động nghiên cứu khác như phát triển công nghệ xử lý nước thải của ngành công nghiệp cao su để thu hồi khí metan (CH4) và sản xuất nhiên liệu sinh học từ gỗ cao su thải bỏ. Với những công nghệ mới này dự án sẽ góp phần giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu và giải quyết các vấn đề về môi trường như ô nhiễm nước”.

Ngày 9/1, Bộ trưởng tiếp tục làm việc tại Hà Nội và trả lời các vấn đề về dự án hợp tác điện hạt nhân và vũ trụ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

 

                                                 Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục