Cán bộ trạm KN-KL huyện Kim Bôi hướng dẫn kỹ thuật trồng xạ đen cho các hộ dân xóm Lươn, xã Thượng Tiến.

Cán bộ trạm KN-KL huyện Kim Bôi hướng dẫn kỹ thuật trồng xạ đen cho các hộ dân xóm Lươn, xã Thượng Tiến.

(HBĐT) - Ưa cớm, phù hợp với đất cằn, nhanh cho thu hoạch và dễ tiêu thụ, với những đặc tính nổi trội đó, xạ đen đã thực sự trở thành một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã nghèo, khó khăn của huyện Kim Bôi.

 

Thượng Tiến vốn là một xã nghèo của huyện Kim Bôi. Xã năm trong khu vực bảo tồn quốc gia với tổng diện tích hơn 5.000 ha, trong đó, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ chiếm hơn 4.000 ha và rừng khai thác hơn 500 ha,  còn lại là đất đồi dốc, đất cằn. Vì vậy, quỹ đất dành cho người dân phát triển sản xuất thấp. Với những đặc điểm như thế, người dân Thượng Tiến sống cạnh “rừng vàng” nhưng đói nghèo vẫn đeo bám, việc khai thác lâm sản trái phép vì thế vẫn tái diễn. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của nhiều năm trước đây bởi hiện tại, với sự giúp đỡ của Trạm KN – KL, người dân Thượng Tiến đã tìm được hướng đi phù hợp cho phát triển kinh tế, đó là mô hình trồng xạ đen có sự đầu tư.

 

Ông Bùi Đình Vui, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Xạ đen vốn đã có trên đất rừng Thượng Tiến và vẫn được người dân hái về điều trị một số bệnh. Một vài hộ cũng đã đưa cây xạ đen về trồng trong vườn nhà nhưng chủ yếu vẫn dùng làm thuốc và thỉnh thoảng gặp khách thì bán. Mặc dù được giá nhưng đưa xạ đen trở thành một mặt hàng, chưa ai nghĩ đến, chỉ đến khi dự án của Trạm KN – KL được triển khai, loại cây dược liệu này mới thực sự phát huy được hiệu quả. Bắt đầu từ dự án “ trồng xạ đen có đầu tư” năm 2009 rồi đến dự án làm giàu rừng bằng cây xạ đen” với 2, 7 ha cho 20 hộ dân đầu tiên thành công đến nay, cây xạ đen đã được tất cả các hộ dân trong xã trồng. Tổng diện tích xạ đen trên địa bàn xã khoảng gần 10 ha. Năm thứ ba triển khai, trung bình mỗi năm thu từ 70 – 80 tấn/ ha. Với giá bán tại vườn hiện nay 6.000 đồng/ kg, nhiều hộ dân trồng xạ đen đã có thu nhập ổn định. “Điều đặc biệt đối với cây xạ đen là giống cây có thể chịu được điều kiện khí hậu khô cằn, có thể trồng xen hoặc trồng dưới tán rừng, chính vì vậy, cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai khó khăn ở đây” - Ông Vui khẳng định.

 

Ông Bùi Văn Hẳm, xóm Lươn trước đây là một hộ nghèo nhưng từ khi đưa cây xạ đen trồng đại trà trong vườn nhà, kinh tế gia đình ông đã ổn định thực sự. Ông cho biết:  Ngay năm đầu tiên, chỉ trong 6 tháng đã cho thu hoạch, từ những năm tiếp theo cứ 1 năm thu hoạch hai lần, với giá bán 6.000 đồng/kg tươi, câỗnạ đen mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua. Với tổng diện tích vườn hơn 2000 m2, gia đình ông Hẳm trồng hơn 200 gốc xạ đen, 6 tháng thu hoạch 1 lần, thu nhập 30 triệu đồng. Đặc biệt, xạ đen có thể trồng xen với một số loại cây trồng khác nên có thể lấy ngắn nuôi dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì những đặc tính đó, hiện nay, xạ đen không chỉ được trồng ở Thượng Tiến mà tại xã Lập Chiệng, một trong những xã khó khăn của huyện Kim Bôi. Tại xóm Khoáy, hơn 30 hộ dân nghèo ở đây cũng đã được đầu tư cây trồng và kỹ thuật để tận dụng vùng đất đồi, bía rừng để trồng. “Mới chính thức đưa vào trồng từ tháng 4 nhưng cây phát triển tương đối tốt, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, những sản phẩm này đã được Trạm giới thiệu và bao tiêu đầu ra nên người dân khá yên tâm” - Ông Bùi Văn Khuê, Phó Chủ tịch UBND xã Lập Chiệng cho biết.

 

Theo thông tin của các nhà khoa học, xạ đen có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư và một số công dụng khác. Hiện,  xạ đen là một cây dược liệu quý hiện đang có nhu cầu thu mua cao. Đặc biệt, xạ đen cũng là một cây trồng dễ tính, không kén đất và chi phí không tốn kém, nó phù hợp với những xã có quỹ đất sản xuất ít, đất đồi dốc, người dân nghèo không có vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình này tại các xã khó khăn phù hợp, vừa đánh thức được tiềm năng đất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, người dân vẫn chỉ trồng và bán xạ đen tươi chưa qua sơ chế, vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Mặt khác, chính vì không quản lý được khâu chế biến nên rất khó để giữ được “chất” xạ đen thật của đất Kim Bôi. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Kim Bôi cần nghiên cứu để có sự quy hoạch, hình thành nên vùng cây dược liệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của loài cây dược liệu quý này.

                                                                            

 

                                                                                  P.L

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục