Cán bộ BQL dự án KFW7 hướng dẫn người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chăm sóc cây giống đảm bảo thời vụ gieo trồng vào tháng 7 và 8.

Cán bộ BQL dự án KFW7 hướng dẫn người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chăm sóc cây giống đảm bảo thời vụ gieo trồng vào tháng 7 và 8.

(HBĐT) - Bước vào mùa trồng rừng năm 2013, ngành lâm nghiệp đã lập kế hoạch trồng mới 7.000 ha gồm trồng 850 ha rừng phòng hộ, 6.150 ha rừng sản xuất.

 

Trong đó, các dự án có vốn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước trồng khoảng 3.500 ha (gồm trồng rừng phòng hộ 800 ha, trồng 2.700 ha rừng sản xuất, 420 ha cây phân tán.  Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hoà Bình đăng ký trồng 1.000 ha; nhân dân tự đầu tư trồng lại rừng sau khai thác và các dự án khác 2.500 ha. Hưởng ứng phong trào tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Quý Tỵ 2013, toàn tỉnh đã trồng  hơn 200.000 cây xanh. Công tác trồng rừng được triển khai đồng bộ và được các địa phương tích cực thực hiện. Đến ngày 20/4, toàn tỉnh đã trồng mới được 927 ha rừng tập trung. Một số huyện có diện tích trồng nhiều là Kim Bôi 300 ha, Lương Sơn 200 ha, Yên Thuỷ 140 ha…Công tác chuẩn bị cây giống luôn được coi trọng, đến nay, các ban quản lý rừng phòng hộ và các doanh nghiệp đã chuẩn bị khoảng 11 triệu cây giống ươm bầu, chủ yếu là keo, mỡ, lát, trám… Trong đó, lớn nhất là huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi chuẩn bị được hơn 2 triệu cây giống. Hiện nay, các địa phương đang tích cực chỉ đạo nhân dân đẩy nhanh tiến độ thiết kế xử lý thực bì và đào hố chuẩn bị trồng rừng. Để đảm bảo định hướng phát triển, ngành lâm nghiệp xác định đối với trồng rừng phòng hộ, các loại cây bản địa như lát, trám vẫn là loài cây được ưu tiên hàng đầu. Trong trồng rừng sản xuất, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, nhu cầu gỗ nguyên liệu, mỗi địa phương chủ động lựa chọn các loài cây trồng phù hợp như keo các loại, mỡ, xoan. Phương châm của công tác bảo vệ rừng trong năm 2013 vẫn sẽ là đề cao vai trò của cộng đồng dân cư, bảo vệ rừng 75.000 ha; khoanh nuôi tái sinh 5.000 ha; duy trì độ che phủ rừng 46%. Ngân sách tỉnh đã phân bổ kinh phí cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững với số tiền 36.811 triệu đồng để thực hiện các hạng mục như hỗ trợ đầu tư trồng rừng, làm đường lâm nghiệp, cải tạo nâng cấp vườn ươm và hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ Vinafo Tân An - Hoà Bình…và 2,3 tỉ đồng khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, vốn NSNN đầu tư và vốn sự nghiệp còn thiếu gần 18 tỉ đồng để thực hiện các công trình chuyển tiếp và trồng rừng phòng hộ theo kế hoạch tỉnh giao...

 

Ông Đới Văn Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Để chủ động hoàn thành thắng lợi công tác trồng rừng năm 2013, cơ quan chuyên môn đã tiến hành đánh giá tình hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp tại các huyện để triển khai kế hoạch. Xác định những khó khăn, vướng mắc kịp thời tháo gỡ và phát động phong trào thi đua bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh ở từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý giống cây lâm nghiệp và vận động người dân sử dụng đúng mục đích đất lâm nghiệp.

 

 

 

                         Đinh Thắng

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục