Các hộ dân thôn Nam Thượng (Nam Thượng - Kim Bôi) tiếp tục khiếu kiện vì công tác đền bù, hỗ trợ GPMB dự án hồ Cái Cha II chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Các hộ dân thôn Nam Thượng (Nam Thượng - Kim Bôi) tiếp tục khiếu kiện vì công tác đền bù, hỗ trợ GPMB dự án hồ Cái Cha II chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng (Kim Bôi), năm 2009, dự án hồ thủy lợi Cái Cha II được đầu tư xây dựng. Sau gần 2 năm thi công, đến cuối năm 2011, công trình được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, hồ thủy lợi Cái Cha II đã không phát huy được hiệu quả do hàng chục hộ dân thôn Nam Thượng đã xả gần như cạn kiệt nước trong vùng hồ.

 

Lý do dẫn đến tình trạng trên được các hộ dân thôn Nam Thượng giải thích: Từ khi thi công đến đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới chỉ bồi thường, hỗ trợ cho các hộ có diện tích đất rừng và đất ruộng có giấy CNQSD đất mà chưa đền bù diện tích đất khai hoang của hàng chục hộ nằm trong vùng hồ của công trình. Vấn đề này, các hộ gia đình đã làm đơn kiến nghị, khiếu nại nhiều lần từ xã lên huyện và tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

 

Ông Bùi Văn Thiên, Trưởng thôn Nam Thượng cho biết: Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các hạng mục của công trình cơ bản đảm bảo chất lượng. Hồ đã được tích nước để phục vụ sản xuất, BQL thôn đã nhận bàn giao nhưng không thể quản lý được vì các hộ dân chưa được đền bù đất khai hoang phản ứng khá gay gắt. Sự việc được báo cáo lên UBND xã, Ban CA xã được giao nhiệm vụ phối hợp quản lý công trình, hồ lại tiếp tục được tích nước và thả cá giống. Nhưng từ khi thu hoạch vụ cá đầu tiên đến nay, hồ không được tích nước nữa vì người dân yêu cầu phải đo đạc, kiểm đếm đền bù, hỗ trợ đầy đủ mới đưa công trình vào sử dụng. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BQL thôn đã làm hết khả năng của mình nhằm để công trình phát huy hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân, nhưng cuối cùng cũng đành bó tay để chờ đợi phán quyết của chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền.

 

Ông Bạch Văn Hà, đại diện cho các hộ dân có đơn khiếu nại kiến nghị: Công tác đền bù GPMB dự án hồ Cái Cha II còn tồn tại 29 hộ có đất khai hoang từ năm 1985 chưa được giải quyết. Diện tích đất này, hàng chục năm qua, các hộ liên tục sử dụng để trồng lúa, hoa màu, nuôi thủy sản, không có tranh chấp. Tháng 6/2011, chủ đầu tư đã triển khai kiểm đếm đất, tài sản trên đất và áp giá đền bù, hỗ trợ diện tích đất bị ảnh hưởng do triển khai thực hiện dự án hồ Cái Cha II nhưng lại không tính đến diện tích đất của các hộ dân khai hoang. Vì vậy, chúng tôi mới làm đơn khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền để đề nghị giải quyết.

 

Sau khi có đơn - thư kiến nghị của công dân, từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2012, UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đã ban hành nhiều văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi hướng dẫn, đôn đốc việc giải quyết đơn kiến nghị của công dân liên quan đến việc bồi thường đất rừng, ruộng, ao bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án hồ Cái Cha II. Ngày 5/7/2012, tại trụ sở thôn Nam Thượng, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi đã chủ trì buổi làm việc bàn biện pháp giải quyết khiếu nại việc đền bù đất rừng, đất tự khai hoang khi Nhà nước thu hồi xây dựng hồ Cái Cha II của một số hộ dân thôn Nam Thượng. Sau hội nghị, đến cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Hội đồng GPMB huyện Kim Bôi tiến hành kiểm đếm diện tích đất các hộ dân khai hoang bị thu hồi để triển khai thực hiện dự án hồ Cái Cha II và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ gửi các hộ có liên quan. Sau khi tiếp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ 29 hộ không có kiến nghị, khiếu nại gì khác nhưng đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được thực hiện.

 

Chậm trễ trong việc giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân khiến công trình trị giá hàng chục tỷ đồng không phát huy hiệu quả và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp, đông người, kéo dài. Hy vọng đây chỉ là trường hợp hy hữu ở xã Nam Thượng (Kim Bôi).

 

 

                                                                               Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục